Giao thông vận tả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 46 - 47)

3) An ninh và quốc phòng

2.7 Giao thông vận tả

1) Khái quát

2.75 Long An là cửa ngõ, là khu vực giao thoa giữa Vùng KTTĐ phía Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Luồng vận tải bằng đường bộ và đường thủy nội địa giữa Vùng KTTĐ phía Nam và vùng ĐBSCL đều đi qua Long An với mật độ giao thông cao, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc cung cấp dịch vụ, hạ tầng giao thông vận tải trong tỉnh. Hệ thống đường bộ kết nối giữa Vùng KTTĐ phía Nam với ĐBSCL đi qua Long An gồm các tuyến QL1A và QL50. Lưu lượng giao thông trên các tuyến đường quốc lộ trong vùng tăng nhanh (xem Hình 2.7.1). Với việc đưa vào khai thác tuyến đường bộ cao tốc TPHCM – Trung Lương, dự kiến nhu cầu vận tải trên QL1 sẽ giảm đáng kể. 2.76 Tỉnh có các cửa khẩu thông thương với Campuchia. Tuy nhiên, các tuyến đường bộ kết nối thông suốt giữa Việt Nam và Campuchia qua Long An chưa được đầu tư để tạo ra các hành lang kinh tế quốc tế.

2.77 Hàng hóa vận tải bằng đường thủy nội địa giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL đều đi qua Long An. Hướng vận chuyển chính cho cả hai luồng vận tải trong nước và quốc tế đều xuất phát hoặc xoay quanh từ TP Hồ Chí Minh hoặc từ các cảng trong thành phố này.

2.78 Có tất cả 5 sân bay trong vùng ĐBSCL và vùng KTTĐPN, trong đó có 1 sân bay quốc tế là sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở TpHCM. Các sân bay này đều có các tuyến vận tải hàng hóa theo lịch trình nhưng năng lực vận tải còn hạn chế; Trước đây, hành khách phải mất nhiều thời gian để đi từ Long An tới sân bay Tân Sơn Nhất nhưng tình hình đã được cải thiện đáng kể sau khi tuyến đường cao tốc TPHCM – Trung Lương khánh thành và đi vào hoạt động.

2.79 Vùng ĐBSCL và vùng KTTĐ phía Nam có 4 cảng cấp I. TPHCM có một cảng có công suất lớn, đóng vai trò là cảng cửa ngõ quốc tế. Tại khu vực Thị Vải - Cái Mép, hiện đang có dự án phát triển hệ thống cảng biển nước sâu để đáp ứng nhu cầu đang ngày càng tăng và tăng cường vai trò chiến lược cho vận tải biển quốc tế.

Hình 2.7.1 Lưu lượng giao thông đường bộ tại một số điểm đếm xe

Nguồn: VITRANSS2, 2008

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 46 - 47)