Cải tiến quy trình thực hiện sản xuất và phân phối lúa gạo và những ảnh hưởng của quá trình này đến các hộ gia đình ở Long An

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 63 - 64)

của quá trình này đến các hộ gia đình ở Long An

5.8 Thiết lập cơ chế sản xuất và phân phối lúa gạo bền vững có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển KT-XH của tỉnh cũng như đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, dự kiến sẽ có sự chuyển biến lớn trong lực lượng lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này cho thấy sản xuất lúa gạo cần phải được cải thiện theo chiều hướng giảm số lượng lao động đầu vào.

5.9 Một phân tích sơ bộ được tiến hành dựa trên việc so sánh hệ thống sản xuất “truyền thống” và “cải tiến” (xem Bảng 5.2.4). Phân tích chỉ ra rằng nếu hệ thống sản xuất lúa gạo không được cải thiện thì sẽ rất khó đạt được chỉ tiêu sản lượng gạo do thiếu lao động. Các nhận định chính như sau:

(i) Năm 2008, phân tích cho thấy lực lượng lao động trong ngành sản xuất lúa gạo nhiều hơn mức cần thiết mặc dù trong mùa thu hoạch vẫn thiếu lao động. Tuy nhiên, trong tương lai, vào giai đoạn cao điểm thu hoạch mùa vụ thì lại thiếu lao động trầm trọng. Nếu như tiếp tục thực hiện canh tác và thu hoạch như cũ thì đến năm 2020 vẫn thiếu lao động cho cả mùa sản xuất, nhất là trong giai đoạn thu hoạch.

(ii) Nếu hệ thống sản xuất được cải thiện, sẽ xảy ra tình trạng dư thừa lao động trong cả thời gian thu hoạch do áp dụng các phương pháp cơ giới hóa. Điều này có nghĩa là các hộ sản xuất nông nghiệp có nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp hoặc chuyển sang ngành nghề khác.

Bảng 5.2.4 Tác động của hệ thống sản xuất lúa gạo được cải tiến

Năm 2008 Năm 2020

Truyền thống Truyền thống Cải tiến

Diện tích (ha) Tổng diện tích đất 255.316 223.000 223.000 Tổng diện tích canh tác 457.015 446.000 446.000

Số vụ/năm 1,8 2,0 2,0

Lao động trong ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp

Tổng 363.000 249.000 249.000

Số lượng LĐ cần để sản xuất lúa (A) 1) 344.000 237.000 237.000

Năng suất giả định tấn/ha 4,5 4,6 5,3

Người/ngày/ha 170 170 87

Số lao động cần thiết (B) 298.000 291.000 149.000

Số lao động cần thiết (B)' 2) 319.000 279.000 46.000

Lao động dư thừa/thiếu: (A) - (B) 46.000 △ 54.000 88.000 Lao động dư thừa/thiếu trong mùa thu hoạch: (A) - (B)' 3) △ 43.800 △ 89.400 143.600

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES dựa trên nhiều nguồn dữ liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 63 - 64)