Hệ thống GTVT tỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 48 - 52)

2.81 Đường bộ: Tổng chiều dài các tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh Long An là 5.545 km, bao gồm: 216 km đường cao tốc và quốc lộ; 753 km đường tỉnh, 317 km đường đô thị và 4.303 km đường huyện và đường giao thông nông thôn. Trên 75% đường chưa được rải mặt. Mật độ đường bộ tỉnh Long An hiện nay còn thấp, mới chỉ đạt khoảng 0,36 km/km² và 1,1 km/1000 dân nếu tính theo tổng chiều dài các loại đường, thấp hơn nhiều so với mật độ đường của tỉnh Bình Dương.

2.82 Có gần 700 cầu trên địa bàn tỉnh. Chỉ có một số cầu có tải trọng thiết kế 25-30T, còn lại hầu hết là cầu có tải trọng thấp 8 tấn và dưới 5 tấn, nhiều cầu đã xuống cấp. Nhìn chung, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường bộ khối lượng vừa và lớn. Đây là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ của tỉnh.

2.83 Đường thủy nội địa và cảng sông: Long An có tổng số 2.578 km đường thủy nội địa, trong đó Trung ương quản lý 470 km (10 tuyến), tỉnh quản lý 315km (23 tuyến), huyện quản lý 1.172 km (270 tuyến). Mật độ các tuyến đường thủy nội địa là 0,57 km/km² và 1,79 km/1000 dân. Có thể khai thác tàu tải trọng 50DWT-300 DWT và xà lan công suất 400-750 DWT trên các tuyến sông chính trong tỉnh. Các vấn đề chính của ngành vận tải thủy nội địa gồm: (i) Thiếu các cảng xếp dỡ hàng hóa với các trang thiết bị hiện đại để có thể thực hiện chức năng logistics, (ii) Độ sâu và tĩnh không của các cầu trên tuyến chưa đạt chuẩn; (iii) Thiếu đường tiếp cận kho bãi và đường thủy, (vi) Thiếu đường kết nối từ các nông trại tới các kho dự trữ bảo quản hàng nông sản, (v) Năng lực và độ an toàn của vận tải hàng hóa bằng đường thủy vào ban đêm bị hạn chế và (vi) Hệ thống văn bản pháp lý về GTVT và logistics nhìn chung còn thiếu.

2.84 Vận tải công cộng: Vận tải công cộng trên địa bàn tỉnh Long An gồm dịch vụ vận tải công cộng xe buýt theo tuyến cố định, taxi, và các loại phương tiện khác. Có 17 đơn vị vận tải khai thác các tuyến nối trung tâm tỉnh với các huyện và các tỉnh lân cận. Các đơn vị khai thác vận tải quy mô nhỏ có từ 15 đến 40 xe chất lượng thấp, và có năng lực quản lý thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đến mất trật tự giao thông và hệ số sử dụng xe buýt thấp.

2.85 An toàn giao thông: Số vụ tai nạn giao thông giảm dần từ năm 2005. Năm 2008, số vụ tai nạn giao thông đường bộ chiếm 95% tổng số vụ tai nạn giao thông (307 vụ), khiến an toàn giao thông đường bộ trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Hơn một nửa số vụ TNGT xảy ra tại Tân An, Bến Lức và Đức Hòa do lái xe thường chạy xe với tốc độ cao mặc dù chất lượng mặt đường kém. Tai nạn giao thông dễ xảy ra do chất lượng của hạ tầng giao thông và hành vi của người điều khiển phương tiện. Để đảm bảo an toàn giao thông, cần tăng cường các hoạt động nâng cao ý thức của người điều khiển phương tiện và cung cấp cơ sở hạ tầng phù hợp.

2.86 Ma trận phân tích: Bảng 2.7.1. tổng hợp phân tích hiện trạng GTVT tỉnh Long An trên cơ sở các vấn đề tồn tại và yêu cầu phát triển của tỉnh. Bảng cũng đề xuất các chính sách để giải quyết các vấn đề này.

Hình 2.7.3 Mạng lưới GTVT của tỉnh Long An Chú giải Đ.cao tốc Quốc lộ Đường tỉnh Đường huyện Đường ĐT Đường xã Đường khác 0 10 20 40 km Nguồn: Sở GTVT tỉnh Long An

Bảng 2.7.1 Ma trận phân tích điều kiện GTVT của tỉnh Long An

Kết quả phân tích Ảnh hưởng/ Vấn đề đặt ra Giải pháp

Mạng lưới đường bộ của vùng đi qua tỉnh, kết nối tốt với TPHCM và các tỉnh/thành khác trong vùng

 Là tỉnh giáp ranh, Long An có thể dễ dàng tiếp cận TPHCM (trung tâm vận tải lớn nhất của cả nước) và kết nối với các tỉnh/thành khác trong vùng.

 Luồng giao thông đường bộ hỗn hợp gây ùn tắc giao thông và tăng tai nạn giao thông.  Chất lượng không khí dọc tuyến quốc lộ sẽ

kém hơn so với chất lượng không khí dọc các tuyến đường khác do gia tăng lưu lượng giao thông.

 Xem xét khai thác lợi thế vị trí địa lý của tỉnh và mạng lưới GTVT vùng phục vụ vận chuyển các mặt hàng chủ lực của tỉnh.

 Áp dụng các biện pháp quản lý giao thông phù hợp nhằm tách riêng các hoạt động bên đường và luồng giao thông.

 Tăng cường giáo dục an toàn giao thông cho người tham gia giao thông. Quy định kiểm tra khí thải của các phương tiện trước khi đăng ký phương tiện và thực hiện kiểm tra khí thải dọc đường.

Chất lượng mặt đường của các tuyến đường huyện còn kém và nhiều cầu bị xuống cấp, có tải trọng thấp trên mạng lưới GTVT

 Chất lượng mặt đường xấu ảnh hưởng tới thời gian đi lại.

 Cầu có tải trọng thấp hạn chế khai thác xe tải lớn, ảnh hưởng tới vận tải hàng hóa hiệu quả.

 Xác định và ưu tiên các chương trình nâng cấp, sửa chữa và rải mặt đường.

 Cùng với cải tạo đường bộ, ưu tiên nâng cấp tải trọng các cầu yếu.

Tỉnh có hệ thống vận tải thủy nội địa bổ trợ cho vận tải hàng hóa bằng đường bộ

 Có thể khai thác vận tải thủy nội địa để giảm chi phí vận chuyển các mặt hàng chủ lực (như lúa gạo). Tuy nhiên, mạng lưới có công suất hạn chế do độ sâu luồng lạch và tĩnh không cầu.

 Duy tu nạo vét các sông, kênh  Xem xét cải tạo tĩnh không của cầu.

 Xây dựng các chương trình cải tạo đường huyện hỗ trợ vận tải thủy nội địa.

Tỉnh có dịch vụ vận tải công cộng bằng xe buýt hợp lý nhưng chất lượng dịch vụ đang ngày một suy giảm

 Chất lượng dịch vụ giảm ảnh hưởng tới sự thuận tiện và thời gian đi lại của hành khách.

 Tổ chức lại các tuyến xe buýt

 Khai thác đội xe mới và bảo trì tốt đội xe buýt cũ.

Tai nạn giao thông cao trên tuyến QL1A.

 An toàn giao thông chưa được quan tâm đúng mức và ý thức điều khiển phương tiện còn kém.  Có sự cạnh tranh cao giữa các phương thức trên

không gian đường bộ.

 Tuyên truyền nâng cao ý thức về an toàn giao thông của các cơ quan chức năng và giáo dục nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.

 Bố trí lại các tuyến xe buýt và tổ chức nghiên cứu khai thác xe buýt.

2.8 Quản lý môi trường

2.87 Công tác bảo vệ môi trường phù hợp sẽ góp phần tạo điều kiện kinh tế - xã hội ổn định và bền vững trong tỉnh, đặc biệt là hỗ trợ và cân bằng đô thị hóa và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp quá trình đô thị hóa – nếu không được kiểm soát và quản lý tốt – lại dẫn tới sự suy giảm môi trường. Vì vậy, môi trường tỉnh Long An cần được xem xét toàn diện làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của tỉnh.

2.88 Chất lượng nước: Chất lượng nước của các sông chính trong tỉnh cơ bản đạt ngưỡng B. Chất lượng nước ở khu vực phía đông tỉnh bị ô nhiễm cao hơn so với chất lượng nước ở khu vực phía tây do nước thải công nghiệp. Ngoài ra, chất lượng nước của một số khu vực vượt ngưỡng B. Trữ lượng nước ngầm không lớn, hàm lượng ion cao khiến nước bị cứng và có chất lượng thấp. Nhìn chung, chất lượng nước ngầm đạt tiêu chuẩn quốc gia. Công tác quản lý các giếng nước ở các xã còn kém. Việc tiếp tục khai thác một lượng lớn nước ngầm sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nước. Ngoài ra, chất lượng nước ở các ao, đầm nuôi tôm và cá bị ô nhiễm nhẹ. Tuy nhiên, nồng độ các chất dinh dưỡng và kim loại nặng vẫn còn ở mức thấp, đạt tiêu chuẩn nước nuôi tôm. Vi khuẩn gây bệnh tìm thấy trong nước ở một số điểm quan trắc.

2.89 Chất lượng không khí: Môi trường không khí tại các khu đô thị đều đạt tiêu chuẩn ngoại trừ thành phố Tân An và thị trấn Cần Giuộc. Nồng độ bụi tại thành phố Tân An và thị trấn Cần Giuộc vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Môi trường không khí tại các khu vực bãi rác cũng ô nhiễm. Chất lượng không khí tại các khu công nghiệp đang hoạt động đang trở thành một vấn đề quan tâm.

2.90 Chất lượng đất: Do đất nông nghiệp chiếm khoảng 85% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó đất canh tác lúa và trồng trọt chiếm 84% diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp, việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý trong sản xuất nông nghiệp có thể gây ô nhiễm và suy thoái đất. Để giảm ô nhiễm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, cần định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường.

2.91 Quản lý nước thải: Nước thải từ các khu dân cư không bị ô nhiễm nặng, còn nước thải từ các cơ sở công nghiệp phải được xử lý sơ bộ trong các bể tự hoại đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra nguồn tiếp nhận, nhưng chưa nhiều nhà đầu tư đầu tư xây dựng các hệ thống này. Một số khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải nhưng hoạt động cầm chừng chưa đáp ứng được yêu cầu. Về xử lý nước thải y tế, hệ thống xử lý tập trung chưa được phát triển ở hầu hết các bệnh viện và trung tâm y tế. Nước thải y tế chủ yếu được xử lý ở các bể lắng và bể tự hoại trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

2.92 Quản lý chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu được thu gom và chôn lấp ở các bãi rác. Hầu hết các huyện chưa có quy hoạch phát triển hệ thống xử lý chất thải rắn, dẫn đến nhiều vấn đề môi trường. Một số huyện có dự án lại đối mặt với tình trạng phổ biến là thiếu ngân sách và công nghệ để thực hiện. Công tác quản lý và vận hành các bãi rác ở các huyện cũng chưa đáp ứng được nhu cầu xử lý chất thải rắn. 3 huyện Tân Hưng, Đức Huệ và Tân Trụ có các tổ thu gom và vận chuyển rác tới bãi rác. Tuy nhiên, các bãi rác này chỉ là các bãi rác tạm. Ở khu vực nông thôn, người dân đổ rác dọc đường hoặc trên các kênh mương, gây ô nhiễm môi

trường. Về xử lý chất thải rắn y tế, bệnh viện tỉnh Long An có 2 lò đốt rác công suất 20 kg/h và 35 kg/h. Các bệnh viện khác ở Bến Lức, Cần Giuộc và Cần Đước có lò đốt rác riêng công suất 20 kg/h. Tuy nhiên, chất thải rắn y tế chưa được quản lý tốt. 2.93 Quản lý môi trường ở các khu công nghiệp: Nhìn chung, các khu công nghiệp chưa trang bị đầy đủ các công trình quản lý môi trường như hệ thống xử lý nước thải, vv.. Một số khu công nghiệp tuy có hệ thống xử lý môi trường phù hợp nhưng lại chưa được vận hành tốt. Công tác quản lý chất thải rắn và nước thải chưa được thực hiện đầy đủ ở các khu công nghiệp.

2.84 Các ngành tiểu thủ công nghiệp: Các ngành tiểu thủ công nghệp chủ yếu gồm các cơ sở xay, sát gạo, sản xuất nước đá, dệt, may, v.v., đây là các nguồn ô nhiễm nhẹ. Các cơ sở này gây ô nhiễm môi trường do sử dụng công nghệ và trang thiết bị lạc hậu. 2.85 Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở tỉnh Long An: Từ tháng 12 năm 2003, Sở TNMT chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường trong tỉnh. Mặc dù các công ty đầu tư và kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp và Ban Quản lý các KCN chịu trách nhiệm quản lý môi trường trong phạm vi KCN nhưng Sở TNMT chịu trách nhiệm quản lý các khu công nghiệp và các cơ sở công nghiệp nằm ngoài các khu CN và cụm CN, thực hiện kiểm tra định kì và giám sát các doanh nghiệp hoạt động có tác động xấu tới môi trường.

Hình 2.8.1 Ô nhiễm nước

CHÚ GIẢI

Quá giới hạn Mức B Mức A

Khu công nghiệp Khu dân cư, khác Khu vực ô nhiễm nặng Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

2.9 Khái quát năng lực tài chính của tỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 48 - 52)