Chiến lược tăng trưởng bền vững và các vấn đề chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 57 - 59)

4.5 Chiến lược cơ bản đầu tiên là làm thế nào có thể quản lý được quá trình tăng trưởng tương lai một cách bền vững. Để đạt được điều này, cần giải quyết 6 vấn đề quan trọng là: (i) tiếp tục tăng trưởng kinh tế bằng việc thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện đại hóa các ngành kinh tế, (ii) kiểm soát và quản lý quá trình đô thị hóa một cách hiệu quả, (iii) cải thiện điều kiện sống và sinh kế cho người dân đô thị và nông thôn, bao gồm cả việc cung cấp mạng lưới an sinh xã hội cho nhóm người thu nhập thấp, (iv) tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát và quản lý môi trường nhằm bảo tồn và duy trì chất lượng môi trường và cảnh quan của tỉnh, (v) tăng cường kết nối cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh tế-xã hội với các khu vực bên ngoài và các khu vực trong tỉnh nhằm thúc đẩy các hoạt

trưởng và phát triển hiệu quả. Các chiến lược phát triển bền vững cho từng lĩnh vực chính, bao gồm phát triển kinh tế – xã hội, quản lý môi trường đã được xây dựng (xem Bảng 4.2).

Bảng 4.2 Các chiến lược phát triển bền vững

Mục tiêu Chiến lược

Phát triển Kinh tế

 Tăng cường nền tảng phát triển kinh tế

 Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế cập nhật dựa trên chuyển biến trong tương lai đối với hệ thống GTVT của vùng.

 Xây dựng chiến lược phát triển cân bằng giữa các ngành kinh tế KV I, II và III.

 Khuyến khích các ngành công nghiệp & dịch vụ phụ trợ tại vùng ĐBSCL & VKTTĐPN.

 Hiện đại hóa ngành Nông- Lâm-Ngư nghiệp

 Cải thiện hệ thống SX, phân phối và tiếp thị đối với sản phẩm lúa gạo.

 Mở rộng phát triển các loại cây trồng mới.

 Cải thiện năng lực & điều kiện sống của các hộ gia đình tại khu vực nông thôn.

 Mở rộng & tăng cường ngành Công nghiệp

 Tái cơ cấu các KCN nhằm tăng cường cơ sở cho các hoạt động công nghiệp mang tính cạnh trạnh hơn.

 Tăng cường các hoạt động thúc đẩy công nghiệp nhằm thu hút đầu tư vào các ngành mới.

 Cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư.

 Mở rộng & tăng cường ngành Dịch vụ

 Thiết lập hệ thống đô thị & nông thôn hiệu quả với các chức năng phân cấp phù hợp tạo nền tảng cho khu vực dịch vụ cải thiện.

 Xây dựng chính sách & biện pháp ưu đãi.

 Phát triển các dịch vụ bổ trợ ngành kinh tế KV I & II.

Phát triển Xã hội

 Cải thiện điều kiện sống ở các khu vực đô thị và nông thôn

 Cải tạo hạ tầng cơ bản và dịch vụ công tại khu vực đô thị và nông thôn

 Tăng cường các khu vực có thể chống chọi được với thiên tai ở nông thôn

 Phát huy các giá trị truyền thống vật thể và phi vật thể

 Giải quyết vấn đề di cư ra thành thị do thay đổi về cơ cấu ngành nghề

 Phát triển các trung tâm đô thị phù hợp tại nông thôn

 Xây dựng kế hoạch và cơ chế thích hợp để tiếp nhận người di cư tới

 Tổ chức đào tạo thích hợp để có thể tiếp thu được những đòi hỏi của công việc mới

 Hỗ trợ cho các nhóm người thu nhập thấp

 Cung cấp dịch vụ y tế và giáo dục cơ bản cho các hộ nghèo

 Cho hộ nghèo vay vốn để cải thiện cuộc sống

 Tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có thêm cơ hội việc làm

Quản lý Môi trường

 Giảm/loại bỏ ô nhiễm  Giải quyết ngay các điểm nóng về môi trường

 Có các biện pháp chống ô nhiễm cho các cơ sở, khu vực, ngành gây ô nhiễm

 Có hệ thống theo dõi hiệu quả

 Tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai

 Xây dựng các vùng đất đô thị không bị ngập lụt

 Thiết lập hệ thống cảnh báo thiên tai sớm

 Tăng cường công tác kiểm soát lũ lụt

 Bảo tồn hệ sinh thái và giá trị văn hóa – xã hội

 Xác định các hệ sinh thái và giá trị văn hóa – xã hội cần bảo tồn

 Tiến hành phân vùng môi trường để quản lý hữu hiệu môi trường và sử dụng đất

 Xúc tiến phát triển du lịch sinh thái kết hợp với quản lý môi trường

 Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu

 Khuyến hích giảm khí thải nhà kính trong tất cả các hoạt động kinh tế – xã hội

 Có biện pháp chuẩn bị cho biến đổi khí hậu như mực nước biển tăng, lũ thường xuyên v.v.

 Nâng cao nhận thức của các bên liên quan

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 57 - 59)