Giao thông vùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 89 - 90)

DV Logistics Logistics Service (C•uPnrogcứun re g m ,

4)Giao thông vùng

9.5 Như đã đề cập, với sự có mặt của nhiều dự án, bao gồm đường cao tốc, đường bộ, cảng hàng không, cảng biển, đường sắt, đường thủy nội địa quốc gia và vùng, bộ mặt mạng lưới giao thông trong vùng KTTĐPN sẽ thay đổi đáng kể, đặc biệt là ở Long An. Tỉnh sẽ có cơ hội lớn trở thành đầu mối giao thông khu vực phía nam. Đặc điểm chính của mạng lưới giao thông vùng trong tương lai liên quan tới các cơ hội của Long An bao gồm:

(i) Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ nối trực tiếp Long An với cửa ngõ quốc tế mới là sân bay quốc tế Long Thành và cảng biển nước sâu quốc tế Cái Mép – Thị Vải mà không cần phải đi qua các tuyến đường bộ đông đúc trong Tp. HCM. Việc tiếp cận trực tiếp tới cảng Hiệp Phước cũng có thể thành hiện thực.

(ii) Đường vành đai 4 sẽ cải thiện điều kiện kết nối giữa Long An với các tỉnh phía bắc vùng KTTĐPN, bao gồm Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, còn tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ nối Long An với Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

(iii) Tuyến đường cao tốc Tp. HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ sẽ tăng cường kết nối giữa các tỉnh ĐBSCL và Tp. HCM, trong đó Long An sẽ đóng vai trò điểm trung chuyển giữa vùng ĐBSCL và vùng KTTĐPN như đã nói ở trên.

(iv) Cải tạo tuyến đường thủy Sài Gòn – Kiên Lương/Đồng Tháp Mười cũng như xây dựng cảng sông mới ở Tân Tập sẽ tăng cường kết nối đường thủy giữa ĐBSCL và các cảng cửa ngõ và tạo cơ hội cho cảng Tân Tập làm điểm trung chuyển hàng xuất, nhập khẩu cho các tỉnh ĐBSCL.

(v) Kết nối giữa Long An và TpHCM sẽ được tăng cường mạnh mẽ, khu vực phía đông của tỉnh sẽ gắn chặt hơn với khu vực đô thị của TpHCM nhờ các dự án/quy hoạch như đường cao tốc Tp. HCM – Trung Lương, đường vành đai 4, đại lộ Đông-Tây, và tuyến UMRT kéo dài.

9.6 Thiết kế các đoạn cao tốc đi qua địa phận Long An có ý nghĩa quan trọng do sẽ chạy qua các khu vực đã và sẽ đô thị hóa. Dọc các đoạn cao tốc này cần bố trí các khu đệm xanh và các tuyến đường gom đô thị chạy song song để đảm bảo môi trường và tránh tạo xung đột, pha trộn giữa luồng giao thông đô thị và liên tỉnh (xem Hình 9.4). 9.7 Giao thông đường sắt có hai dự án dài hạn sau:

(i) Tuyến đường sắt cao tốc quốc gia TPHCM-Cần Thơ đi qua Long An chạy dọc theo tuyến đường bộ cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương, vận tốc thiết kế 200 km/h nằm trong quy họach đường sắt quốc gia. Tuyến ĐSCT này chủ yếu phục vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách đường dài.

(ii) Để phục nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân giữa TPHCM và Tân An dọc theo hành lang QL1A, cần nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt ngọai vi nối Tân An-Tân Kiên theo QL1A.

9.8 Khả năng tiếp cận dịch vụ hàng không của Long An sẽ có thay đổi lớn bởi việc xây dựng cảng hàng không Long Thành thay cho cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hiện tại. Các dự án đường cao tốc và đường vành đai sẽ cải thiện khả năng tiếp cận của Long An tới cả hai cảng hàng không này.

9.9 Khả năng tiếp cận cảng cửa ngõ, bao gồm cảng Cái Mép – Thị Vải và Hiệp Phước cũng sẽ được cải thiện nhờ dự án phát triển đường cao tốc, đường vành đai và cả đường thủy nội địa khi có cảng Tân Tập mới ở Long An.

9.10 Vận tải qua biên giới giữa Long An và Campuchia sẽ được tăng cường bằng hai dự án mở cửa các điểm cửa ngõ quốc tế tại Bình Hiệp và Mỹ Thạnh Tây và cải tạo các tuyến tỉnh lộ có liên quan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 89 - 90)