Các vấn đề chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 61)

5.4 Định hướng quy hoạch phát triển cho chuyên ngành nông-lâm-ngư nghiệp chủ yếu tập trung vào những thế mạnh và cơ hội đã xác định được cũng như những điểm yếu hay thách thức cần giải quyết. Bảng 5.2.1 thể hiện ma trận về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) cho ngành nông – lâm – ngư nghiệp.

Bảng 5.2.1 Phân tích SWOT ngành nông – lâm – ngư nghiệp Long An

THẾ MẠNH (S) CƠ HỘI (O)

• Long An có diện tích đất nông nghiệp lớn, và có nguồn nước mặt phong phú. Đây là điều kiện thuận lợi cho canh tác các mặt hàng nông sản chính như gạo, mía, rau quả.

• Lúa là cây trồng chính cũng như gạo là sản phẩm xuất khẩu chủ lực chính của tỉnh

• Tỉnh đã phát triển chăn nuôi tập trung (bò, bò sữa, lợn) mạnh so với các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL. • Ngành chế tạo máy móc, thiết bị chế biến lương thực,

thực chất lượng tốt dã phát triển nhanh so với các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL, phục vụ sản xuất và xuất khẩu.

• Tỉnh có diện tích rừng tràm lớn, góp phần làm giảm khí CO2 trong khí quyển, là yếu tố tích cực đối với tình hình biến đổi khí hậu.

• Long An có diện tích nguồn nước mặt lớn phục vụ ngư nghiệp.

• Có nguồn nguyên liệu dồi dào cho trồng trọt và chăn nuôi

• Sản xuất máy móc nông nghiệp đang được Nhà nước khuyến khích.

• Vị trí địa lý của Long An rất thuận lợi cho lĩnh vực nông nghiệp và cần được khai thác cho thị trường sản xuất máy móc nông nghiệp.

• Phát triển nông nghiệp được đẩy mạnh trong tỉnh. • Các dự án cấp nước cho vùng KTTĐPN bằng hồ

Dầu Tiếng sẽ hoàn tất và sẽ mang lại lợi ích cho tỉnh.

• Nhu cầu gia tăng đối với nguyên liệu cho ngành chăn nuôi của vùng ĐBSCL.

• Nhu cầu nông sản đa dạng của vùng, đặc biệt là của thị trường TPHCM.

ĐIỂM YẾU (W) THÁCH THỨC (T)

• Đất ở một số khu vực bị nhiễm phèn nặng, nhất là ở vùng Bo Bo và Bắc Đông.

• Vùng sản xuất gạo trọng điểm (ĐTM) vẫn còn nghèo, sản lượng 4-5 tấn/ha/vụ. Hệ số quay vòng còn thấp. • Chất lượng gạo thấp nên giá gạo XK không cao. • Sản xuất nông nghiệp, nhất là phương thức chăn nuôi

chủ yếu vẫn dựa trên cơ sở chăn nuôi thủ công kiểu truyền thống, quy mô nhỏ. Các hộ chăn nuôi chưa có đủ điều kiện công nghệ và tài chính để phát triển chăn nuôi quy mô lớn.

• Thiếu sự đa dạng về canh tác và chăn nuôi. Việc phụ thuộc vào một hay hai vụ mùa/mặt hàng để xuất khẩu là không bền vững vì có nhiều yếu tố biến động trên thị trường/thương mại.

• Chất lượng nước và hệ thống thủy lợi không ổn định. • Hạt điều nguyên liệu phải thu mua từ các tỉnh khác. • Thiếu chính sách hỗ trợ để ổn định sản xuất nông

nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa và tràm.

• Diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp để phục vụ công nghiệp hóa.

• Diện tích rừng sản xuất đang được chuyển đổi sang mục đích canh tác nông nghiệp. Diện tích tràm đang dần bị thay thế bằng canh tác lúa với doanh thu cao hơn.

• Lũ lụt kéo dài (3-4 tháng) tuy có mạng lại nhiều lợi ích cho sản xuất nưng có ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp trong vùng. • Nguồn thủy sản đang giảm do đất thủy sản, ngư

nghiệp đang bị chuyển đổi sang mục đích sản xuất và xây dựng.

• Ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp sẽ ảnh hưởng tới tình hình sản xuất.

• Nhiều nguy cơ về sâu bệnh ảnh hưởng tới mùa màng và vật nuôi.

• Tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành Nông- Lâm-Ngư nghiệp.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 61)