GIAO THÔNG VẬN TẢ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 87 - 88)

DV Logistics Logistics Service (C•uPnrogcứun re g m ,

9.GIAO THÔNG VẬN TẢ

1) Các vấn đề chính

9.1 Phát triển giao thông vận tải là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất, có tác động trực tiếp và gián tiếp tới sự tăng trưởng và phát triển không gian của Long An. Các điểm chính của hệ thống GTVT Long An được khái quát như sau:

(i) Khả năng kết nối với Tp.HCM và các địa phương khác đang suy giảm do thiếu các trục đường lớn hoặc các cấp đường cao hơn.

(ii) Hầu hết các nút giao đường bộ là giao cắt đồng mức, khiến năng lực thông xe trên các đường giảm sút, dễ gây ùn tắc giao thông.

(iii) Hệ thống đường và các dịch vụ giao thông vận tải chưa đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, gây ô nhiễm bụi khi trời không mưa, lầy lội khi mưa, hệ thống cầu yếu, tĩnh không thấp v.v.

(iv) Thiếu kết nối thông suốt, hiệu quả với Campuhia qua các cửa khẩu tại Long An, để từ đó hình thành và thúc đẩy phát triển hành lang kinh tế giữa Việt Nam và Campuchia.

(v) Chưa khai thác hiệu quả hệ thống đường thủy nội địa do thiếu công trình phù hợp, thiếu kết nối liên phương thức với vận tải trên bộ, an toàn giao thông kém và các biện pháp quản lý còn bất cập, thiếu bảo trì, v.v.

(vi) Dịch vụ vận tải hành khách công cộng còn kém hiệu quả, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu đi lại.

9.2 Nếu Long An không có các chiến lược và biện pháp triển khai hợp lý thì nhu cầu giao thông được dự báo là khá lớn năm 2030 sẽ gây ra các tác động tiêu cực nghiêm trọng tới giao thông trong tỉnh cũng như tới các hoạt động kinh tế-xã hội và môi trường. Sự tăng trưởng về nhu cầu giao thông khá rõ nét cả ở đường thủy và đường bộ (xem các Hình 9.1 và 9.2). Chắc chắn là ngay cả khi đường cao tốc đi vào hoạt động thì nhu cầu giao thông trên các tuyến quốc hộ hiện hữu cũng sẽ mãn tải.

2) Mục tiêu

9.3 Các mục tiêu cụ thể về phát triển giao thông như sau:

(i) Tăng cường tính kết nối của Long An với các thị trường chính ở cả cấp độ quốc tế và khu vực.

(ii) Tăng cường tính gắn kết và kết nối với các trung tâm đô thị lớn, các trung tâm tăng trưởng và cộng đồng trong tỉnh với nhau.

(iii) Đảm bảo vận chuyển hàng hóa và hành khách an toàn và hiệu quả cũng như môi trường tốt trong tỉnh bằng cách tránh tạo ra các vấn đề giao thông như tắc nghẽn, tai nạn và ô nhiễm không khí.

(iv) Thiết lập cơ chế tổ chức và thể chế phù hợp để tạo dựng và quản lý mạng lưới và dịch vụ vận tải một cách hữu hiệu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 87 - 88)