Phát triển hệ thống giao thông tỉnh (a) Đường bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 90 - 93)

DV Logistics Logistics Service (C•uPnrogcứun re g m ,

5) Phát triển hệ thống giao thông tỉnh (a) Đường bộ

(a) Đường bộ

9.11 Phát triển đường bộ trong tỉnh cũng là yếu tố quan trọng quyết định mô hình phát triển không gian tương lai, do đó cần cân nhắc các vấn đề sau: (i) cung cấp đầu mối và kết nối hiệu quả với mạng lưới giao thông vùng để phát huy tối đa lợi ích từ phát triển gắn kết và giảm thiểu tác động tiêu cực, (ii) bố trí mạng lưới đường tỉnh có phân cấp chức năng phù hợp, (iii) bố trí dịch vụ liên phương thức phù hợp nơi có cả đường bộ và đường thủy, và (iv) thiết lập các tiêu chuẩn thiết kế phù hợp, các phương pháp xây dựng và bảo trì đảm bảo tính ổn định của kết cấu đường bộ và lưu thông thông suốt.

(b) Đường thủy nội địa

9.12 Tận dụng tối đa lợi thế từ việc khai thác một số tuyến đường thủy chính của vùng ĐBSCL đi qua Long An, gồm: (i) tuyến TPHCM – Mộc Hóa: Chạy dọc theo sông Bến Lức – Sông Vàm Cỏ Đông – Kênh Thủ Thừa – sông Vàm Cỏ Tây, (ii) tuyến TPHCM đi ĐBSCL theo sông Cần Giuộc – sông Sòai Rạp – Rạch Lá – Kênh Chợ Gạo, và (iii) các tuyến đường thủy vùng theo sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, kênh Đường Văn Dương, kênh Bobo đều là các tuyến đường thủy chính của vùng.

9.13 Các tuyến đường thủy chính đang được nạo vét, duy tu cho tàu tự hành: 50-70- 100-200-300 DWT và sà lan: 400-500-600-750 DWT lưu thông. Đối với các tuyến nhánh, tuyến giao thông nội huyện cần nghiên cứu để đầu tư khai thác có hiệu quả theo các tiêu chí sau: (i) xây dựng và kiên cố hóa các bến bốc xếp để kết nối đường thủy và đường bộ một cách hiệu quả, (ii) xây dựng hệ thống cầu đường bộ phải được tính toán kỹ về tĩnh không để tàu thuyền qua lại dễ dàng; (iii) xây dựng, cải thiện các tuyến đường bộ nối tới đường thuỷ; (iv) trang bị hệ thống phao tiêu tín hiệu nhằm đảm bảo công suất và độ an toàn cho hoạt động vận tải đường thuỷ đặc biệt là vào ban đêm, và (v) cải thiện nâng cao chất lượng dịch vụ, hệ thống kho vận.

(c) Định hướng phát triển vận tải công cộng

9.14 Áp dụng các biện pháp ưu tiên xe buýt phải phù hợp với sự gia tăng nhu cầu đi lại, có cân nhắc tới việc (i) cải thiện kết cấu hạ tầng như mặt đường và đèn tín hiệu v.v, (ii) cải tạo các bến xe khách, (iii) mở các tuyến mới, (iv) cải thiện môi trường vận tải công cộng, bao gồm tạo cảnh quan đẹp, vỉa hè, đèn đường và vệ sinh, và (v) nâng cấp chất lượng phương tiện

(d) Quản lý giao thông

9.15 Trọng tâm của quản lý giao thông là cải thiện điều kiện giao thông trên các hành lang chính trong vùng thông qua các biện pháp (i) cải thiện năng lực điều hành giao thông, (ii) nâng cao an toàn giao thông, và (iii) cải thiện chất lượng không khí.

(e) Trung tâm kho vận

9.16 Với lợi thế là cửa ngõ ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ, cần nghiên cứu xây dựng một trung tâm kho vận cấp vùng, trên cơ sở tuyến đường cao tốc và đường vành đai mới. Chức năng chính của trung tâm kho vận này là thu gom, tập kết hoặc phân chia hàng hóa xuất phát và đến từ ĐBSCL đến ba khu vực theo ba nhánh chính gồm:

(i) đến/từ thành phố Hồ Chí Minh theo hành lang QL1, cao tốc TPHCM-Trung Lương; (ii) đến/từ các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, các tỉnh phía Bắc theo cao tốc Bến

Lức-Long Thành và đường sông;

(iii) đến/từ các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên theo các tuyến vành đai 4, vành đai 3.

9.17 Trung tâm kho vận này cần kết hợp với vận tải đường thủy nội địa. Xây dựng một Trung tâm trung chuyển hàng hóa tại khu ven thị trấn Bến Lức, kề vành đai 4, vành đai 3 và QL1A và sông Bến Lức hoặc một vị trí thích hợp khác tại Cần Giuộc hoặc Cần Đước.

(f) Cải thiện giao thông nông thôn

9.18 Nhằm xác định nhu cầu cải thiện giao thông nông thôn ở các vùng nông thôn, Nghiên cứu đã thực hiện một cuộc điều tra phỏng vấn ở các xã thuộc Đức Huệ, Thạnh Hóa, Vĩnh Hưng và Tân Hưng. Từ kết quả điều tra này, có thể xác định được yêu cầu về vận tải công cộng như sau: (i) nhìn chung, người dân sẵn sàng sử dụng VTCC, đặc biệt là đối với các chuyến đi dài, (ii) người dân muốn sử dụng VTCC chủ yếu cho các chuyến đi cá nhân. Tuy nhiên, do nhiều người chưa quen với sử dụng VTCC nên khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác về mục đích chuyến đi mà họ sẵn sàng sử dụng VTCC, và (iii) các yếu tố quan trọng đối với VTCC là an toàn, giá vé hợp lý, thời gian đi lại, không bị gián đoạn theo mùa, v.v. Kết quả điều tra này cho thấy người dân nông thôn muốn có dịch vụ VTCC với chi phí hợp lý. Tuy nhiên, rõ ràng là khó có thể cung cấp dịch vụ tốt nếu không có hệ thống đường tốt, đặc biệt là khi nhu cầu đi lại ở cự ly dài khá lớn.

6) Tổng hợp các định hướng phát triển ngành giao thông

Bảng 9.1 Định hướng phát triển GTVT Long An

Mục tiêu Chiến lược Dự án/ Hành động

• Tăng cường tính kết nối của Long An với các thị trường chính ở cả cấp độ quốc tế và khu vực;

• Tăng cường tính gắn kết và kết nối với các trung tâm đô thị lớn, các trung tâm tăng trưởng và cộng đồng trong tỉnh với nhau;

• Đảm bảo vận chuyển hàng hóa và hành khách an toàn và hiệu quả cũng như môi trường tốt trong tỉnh;

• Thiết lập cơ chế tổ chức và thể chế phù hợp để tạo dựng và quản lý mạng lưới và dịch vụ vận tải một cách hữu hiệu.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

• Phát huy các dự án giao thông quốc gia để tạo điều kiện kết nối tỉnh với các cửa ngõ quốc tế, các tỉnh trong vùng KTTĐPN, ĐBSCL và Tiểu vùng sông Mê- kông Mở rộng (GMS) .

• Phát triển mạng lưới GTVT tỉnh cạnh tranh và hiệu quả gắn kết với mạng lưới GTVT vùng và đô thị.

• Cải tạo đường giao thông nông thôn, nâng cấp phù hợp để đảm bảo không bị ngập lụt và tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông an toàn và thông suốt.

• Phát triển các dịch vụ vận tải công cộng phù hợp.

• Tăng cường năng lực quản lý giao thông để giải quyết tắc nghẽn, nâng cao an toàn giao thông, bảo trì đường bộ và đường thủy nội địa.

• Sử dụng năng lực của khu vực tư nhân một cách chủ động và hiệu quả hơn trong quá trình phát triển hạ tầng giao thông và cung cấp dịch vụ vận tải.

• Đảm bảo tính kết nối hiệu quả với các tuyến cao tốc, đường sắt, cảng và cảng hàng không cấp vùng.

• Tăng cường tính kết nối tại các cửa khẩu và khu vực ranh giới với các vùng lân cận.

• Phát triển mạng lưới GTVT tỉnh hiệu quả gồm đường bộ và đường thủy nội địa với phân cấp theo chức năng phù hợp.

• Thực hiện các gói dự án phát triển đường ưu tiên.

• Lập kế hoạch phát triển giao thông nông thôn để có thể tận dụng nguồn quỹ ODA.

• Phát triển tuyến UMRT nối Tp. HCM – Bến Lức – Tân An.

• Tăng cường các dịch vụ GTVT.

• Tăng cường quản lý giao thông dọc các hành lang giao thông chính bao gồm các quốc lộ và các tuyến thủy nội địa chính.

• Cải thiện khả năng lưu thông trong khu vực trung tâm Tp. Tân An.

• Thiết lập gói đầu tư PPP hấp dẫn, ví dụ cho phát triển hành lang UMRT (UMRT + phát triển đất đai).

Hình 9.3 Mạng lưới GTVT tại Long An

CHÚ GIẢI

Đường cao tốc (hiện có) Đường cao tốc(dự án) Quốc lộ (hiện có) Quốc lộ (dự án) Đường tỉnh (hiện có) Đường tỉnh (dự án) Đường khác (hiện có) Đường khác (dự án) Thủy nội địa (hiện có) Thủy nội địa (dự án) Cảng hàng không Cảng Cửa khẩu quốc tế Cửa khẩu quốc gia Cửa khẩu phụ

Nguồn: Sở GTVT Long An, MTIDP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 90 - 93)