PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN 1) Hướng tiếp cận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 79 - 81)

DV Logistics Logistics Service (C•uPnrogcứun re g m ,

8PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN 1) Hướng tiếp cận

1) Hướng tiếp cận

8.1 Quá trình phát triển không gian chắc chắn ảnh hưởng tới tính bền vững trong phát triển kinh tế-xã hội, quản lý môi trường, sử dụng đất và bố trí cơ sở hạ tầng của Long An. Phát triển không gian phải gắn kết với các ngành khác sao cho các ngành đều phát huy được chức năng một cách hiệu quả và đạt hiệu suất cao. Phát triển không gian cũng góp phần tạo nên hình ảnh đặc trưng cho khu vực quy hoạch.

8.2 Long An thiếu định hướng và chiến lược rõ ràng để phát triển cấu trúc đô thị và vùng cạnh tranh. Các vấn đề cụ thể gồm:

(i) Long An chưa phát huy hết lợi thế về vị trí chiến lược để phát triển kinh tế cũng như để thu hút hiệu quả đầu tư vào tỉnh.

(ii) Quá trình phát triển đô thị vẫn còn chậm.

(iii) Cơ sở hạ tầng chưa phát triển, gồm hệ thống GTVT chính, đường xã và hệ thống cấp, thoát nước.

(iv) Các quy hoạch liên vùng mới chỉ dừng lại ở mức “định hướng”, chưa cụ thể.

(v) Các dự án diễn ra chủ yếu tự phát và rải rác, nhất là các dự án phát triển các khu/cụm công nghiệp và

(vi) Cảnh quan, môi trường sinh thái và hệ thống đô thị và các khu chức năng có liên

quan tới cảnh quan sông chưa được cân nhắc thỏa đáng trong các dự án quy hoạch. 8.3 Phát triển không gian quyết

định cấu trúc phân bố hạ tầng của tỉnh, đồng thời tạo cơ sở cho các hoạt động kinh tế-xã hội cũng như quản lý môi trường theo hướng phát triển bền vững, trong đó giao thông vận tải, sử dụng đất, các khu công nghiệp và hệ thống đô thị được phát triển bền vững về môi trường. Tuy nhiên, quy trình này cũng bị chi phối nhiều từ các tác động bên ngoài cũng như các điều kiện nội tại của tỉnh (xem Hình 8.2.1). Các tác động bên ngoài và những yêu cầu mà tỉnh cần phải thích ứng bao gồm đô thị hóa, hội nhập vùng và biến đổi khí hậu. Các điều kiện nội tại: Long An phải cân nhắc tới các điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội đặc trưng của tỉnh để duy trì và phát huy được giá trị và bản sắc riêng. Nội dung này bao gồm điều kiện tự nhiên/môi trường, cơ cấu kinh tế và các vấn đề xã hội

Hình 8.1 Hướng tiếp cận và khung phát triển không gian

Tầm nhìn & Chiến lược “Phát triển Bền vững”

8.4 Tính bền vững trong phát triển dài hạn thường bị quyết định và chi phối nhiều bởi cách thức nhìn nhận các vấn đề về môi trường và sử dụng đất nói chung. Với ý nghĩa đó, Nghiên cứu đã tiến hành phân vùng sơ bộ môi trường trên cơ sở phân tích hiện trạng tự nhiên và điều kiện đất đai trong tỉnh. Một trong những công cụ hữu hiệu trong công tác quy hoạch không gian là động thái đánh giá mức độ phù hợp của các yếu tố đất đai và thổ nhưỡng. Địa hình của Long An nhìn chung khá bằng phẳng và trũng, dễ bị ngập lụt nhưng phù hợp cho canh tác lúa. Bốn tiêu chí đánh giá sự phù hợp cho phát triển gồm cao độ, độ dốc, khả năng bị ngập lụt và sử dụng đất. Các yếu tố khác xem xét xác định phân loại đất cho phát triển và bảo tồn gồm (i) sự phù hợp của đất đai cho phát triển nông-lâm-ngư nghiệp, (ii) hiện trạng sử dụng đất, (iii) xác định sự phát triển cảnh quan tự nhiên của Long An, (iv) các khu công nghiệp và ô nhiễm môi trường và (v) đánh giá các thủy vực (xem Hình 8.2).

Hình 8.2 Phân tích sự phù hợp cho phát triển (sự phù hợp cho phát triển đô thị)

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

8.5 Trên cơ sở nghiên cứu nêu trên, có thể phân chia Long An thành 3 vùng chính (xem Hình 8.3). Nhìn chung, có thể coi sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây là ranh giới của 3 vùng này. Cụ thể như sau:

(i) Vùng 1 (Vùng nông nghiệp và du lịch): Vùng này bao gồm các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Châu Thành và một phần Tân Trụ, là vùng chính duy trì các hoạt động thâm canh nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực của cả nước, giúp tỉnh có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp. Vùng này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện cảnh quan nông thôn trong tỉnh nhằm thu hút khách du lịch. Do đó định hướng phát triển không chỉ là dành riêng cho sản xuất nông, lâm, thủy sản mà cũng cần cải thiện đời sống cho người dân nông thôn, khai phá các cơ hội phát triển du lịch sinh thái. Bảo tồn các nguồn lực văn hóa nông thôn cũng là một nội dung quan trọng.

(ii) Vùng 2 (Vùng sinh thái): Vùng này nằm giữa hai hành lang sinh thái là 2 con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Mục tiêu chính và tầm quan trọng của Vùng 2 là (i) bảo vệ vùng 1 khỏi tác động phát triển đô thị và công nghiệp của Vùng 3, (ii) tạo dựng hình

thái mới trong sử dụng đất cũng như tạo cảnh quan đặc biệt bằng việc kết hợp giữa các đặc điểm đô thị và nông thôn, (iii) hạn chế ô nhiễm đối với các sông Vàm Cỏ Đông và Vảm Cỏ Tây khi các hoạt động phát triển ngày càng gia tăng trong tương lai và (iv) dành quỹ không gian cho phát triển tương lai, cụ thể là giai đoạn sau 2020 hoặc 2030 tùy theo điều kiện thực tế vào lúc đó.

(iii) Vùng 3 (Vùng phát triển đô thị và công nghiệp): Vùng này bao gồm sông Vàm Cỏ Đông và các huyện thuộc vùng KTTĐ gồm Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, một phần huyện Tân Trụ (vùng Hạ), Tp.Tân An và một phần huyện Thủ Thừa. Sẽ tập trung phát triển công nghiệp và đô thị ở vùng này qua việc cung cấp hạ tầng tốt với nhu cầu phát triển các khu đô thị cao, có thị trường tiêu thụ.

Hình 8.3 Phân vùng phát triển của tỉnh Long An

Vùng 2

Vùng 1

Vùng 3

Vùng đệm

Vùng an ninh lương thực và môi trường Vùng phát triển đô thị

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Bảng 8.1 Các chức năng đề xuất trong từng vùng

Mục đích sử dụng đất/ Hoạt động Nông nghiệpVùng 1:

và Du lịch

Vùng 2:

Sinh thái Đô thị - CNVùng 3:

Nông – Lâm – Ngư nghiệp

Lúa & Màu ○ ○ ×

Rau / Hoa /Quả ○ ○ △

Chăn nuôi △ ○ ×

Thủy sản ○ ○ ×

Công nghiệp

Khu công nghiệp × △ ○

Chế biến nhỏ / Kho tàng ○ ○ △

Trung tâm kho vận △ ○ ○

Nghiên cứu phát triển / công nghệ cao △ ○ ○

Đô thị

Khu thương mại trung tâm × × ○

Trung tâm đô thị nông thôn1) ○ ○ ×

Du lịch/Giải trí ○ ○ ○

Công trình

công ích Khu chôn lấp rác thải △ ○ △

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Chú thích: ○ loại hình phát triển phù hợp, chấp nhận được

△ loại hình phát triển phụ thuộc vào nội dung cụ thể. × là loại hình phát triển buộc phải hạn chế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 79 - 81)