KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 100)

DV Logistics Logistics Service (C•uPnrogcứun re g m ,

13 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

13.1 Nghiên cứu có thể đi đến kết luận rằng Long An có rất nhiều cơ hội phát triển hơn nữa và trở thành điển hình về phát triển bền vững. Nhằm hiện thực hóa tầm nhìn của tỉnh trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển, Long An cần phát triển các lĩnh vực sau đây (i) phát triển cân bằng các ngành kinh tế theo phương thức phối hợp hướng tới phát triển bền vững cả ở khu vực thành thị và nông thôn, (ii) phối hợp với các tỉnh lân cận trong việc tiếp cận và giải quyết các vấn đề liên tỉnh, (iii) phát triển không gian kết hợp với quản lý môi trường nhằm tạo hình ảnh đặc trưng cho tỉnh và tránh các tác động tiêu cực đối với các lĩnh vực liên quan, (iv) phát triển mạng lưới GTVT chiến lược nhằm tăng cường khả năng hội nhập giữa các vùng trong tỉnh cũng như với các tỉnh lân cận, (v) phát triển nguồn nhân lực có khả năng quản lý các định hướng phát triển một cách hợp lý và hiệu quả và (vi) tăng cường cải thiện môi trường đầu tư nhằm khuyến khích các hoạt động đầu tư trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, sự phát triển bền vững của tỉnh cũng chỉ có thể đạt được thông qua sự hợp tác của tất cả các bên liên quan trong tỉnh bao gồm các sở, ngành, khu vực tư nhân, người dân.

13.2 Long An cần triển khai các dự án/kế hoạch hành động nhằm đạt được các mục tiêu phát triển. Với chức năng tạo động lực cho quá trình phát triển của tỉnh, đề xuất tập trung triển khai các dự án sau đây:

(i) Phát triển hệ thống GTVT gắn kết, mang tính cạnh tranh cao: Mạng lưới GTVT hiệu quả bao gồm đường bộ, đường thủy nội địa, cảng và giao thông công cộng nhằm cải thiện khả năng tiếp cận và tính kết nối trong tỉnh, giữa tỉnh với các trung tâm tăng trưởng khác, đồng thời cần phát triển các cửa ngõ quốc tế theo chiến lược phát triển không gian chung.

(ii) Phát triển gắn kết khu vực đô thị Tân An – Bến Lức: Hai đô thị này sẽ là cơ sở cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho các hoạt động KT-XH của tỉnh cũng như của các nhà đầu tư, đồng thời tăng cường hình ảnh đặc trưng cho tỉnh. Thêm vào đó, việc phát triển này sẽ tạo tính kết nối tốt hơn giữa Long An và các tỉnh/thành trong vùng KTTĐPN và ĐBSCL nhờ tuyến UMRT hiện đại.

(iii) Trung tâm Công nghệ sinh thái hàng đầu ở Long An (LALETEC): Dự án này nhằm tăng cường các ngành công nghiệp và dịch vụ phục vụ hiệu quả cho tiến trình công nghiệp hóa mang tính canh tranh cao. LATELAC cũng sẽ góp phần vào phát triển nguồn nhân lực và đóng góp vào quá trình công nghiệp hóa với các biện pháp thân thiện với môi trường.

(iv) Xây dựng mô hình cải thiện đồng bộ Vùng trồng lúa Đồng Tháp Mười: Dự án này nhằm mục đích thiết lập một cơ sở sản xuất lúa gạo cũng như các nông sản khác với tính cạnh tranh cao, hướng đến đảm bảo tính bền vững cho ngành nông- lâm-ngư nghiệp của tỉnh, nhằm tăng cường phát triển KT-XH tại các khu vực nông thôn, đồng thời góp phần củng cố chính sách quốc gia về an ninh lương thực.

D

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w