Tổng hợp các vấn đề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 65)

5.11 Việc phát triển các ngành công nghiệp có tính cạnh tranh là chìa khóa giúp Long An tăng trưởng trong các thập kỷ sắp tới. Nếu không mở rộng ngành công nghiệp thì không thể tạo thêm cơ hội việc làm và không đáp ứng được lượng lao động chuyển dịch từ ngành nông nghiệp sang. Tuy nhiên, việc thu hút được các nhà đầu tư có chất lượng luôn gặp phải sức cạnh tranh lớn nên Long An cần phải đảm bảo bố trí được cơ sở hạ tầng hỗ trợ và môi trường đầu tư hấp dẫn so với các khu vực cạnh tranh khác ở miền Nam, cũng như trên cả nước và trên thế giới. Các vấn đề chính trong ngành công nghiệp Long An đã được xác định trên cơ sở phân tích SWOT (xem Bảng 5.3.1).

Bảng 5.3.1 Phân tích SWOT ngành công nghiệp tỉnh Long An

LỢI THÊ (S) CƠ HỘI (O)

• Vị trí địa lý chiến lược của Long An trong cả vùng KTTĐPN và vùng ĐBSCL, nằm cạnh thành phố HCM và Campuchia.

• Có chỉ số PCI khá cao ở Việt Nam

• Có sẵn quỹ đất phục vụ phát triển công nghiệp • Nguồn lao động dồi dào

• Nền kinh tế và thị trường đang tăng trưởng ở khu vực châu Á, xu thế gia tăng FDI và sức cạnh tranh của Trung Quốc trong việc thu hút FDI giảm.

• Tăng nhu cầu từ TPHCM về việc bố trí cơ sở sản xuất • Sự tăng trưởng của Campuchia

• Phát triển các loại hình công nghiệp mới (môi trường, y tế) và các ngành phụ trợ.

• Nhu cầu xây dựng hạ tầng và nhà ở ngày càng tăng trong tỉnh, TPHCM, vùng KTTĐPN và vùng ĐBSCL • Vị trí chiến lược để phân phối hàng hóa (logistics)

phục vụ vùng ĐBSCL và vùng KTTĐPN

ĐIỂM YẾU (W) THÁCH THỨC (T)

• Thiếu chính sách phát triển công nghiệp hữu hiệu, không có chính sách marketing rõ ràng, chưa chủ động đón nhận các ngành mũi nhọn cũng như cung cấp môi trường đầu tư hấp dẫn.

• Phân bố các khu, cụm công nghiệp chưa hợp lý, thiếu cơ sở hạ tầng và dịch vụ quản lý có tính cạnh tranh. • Hạ tầng hỗ trợ hoạt động công nghiệp còn yếu kém,

bao gồm giao thông, điện, thoát nước, xử lý nước thải v.v.

• Thiếu công nghệ xây dựng hiện đại và công nghiệp xây dựng địa phương cạnh tranh

• Gia tăng cạnh tranh ở khu vực châu Á và giữa các tỉnh trên toàn quốc.

• Các ngành sử dụng công nghệ lạc hậu. • Ô nhiễm môi trường.

• Cần có lực lượng lao động lớn.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w