4.4 Long An chưa thực sự được biết đến trên trường quốc tế và chưa phát triển bằng các tỉnh/thành trong vùng KTTĐ phía Nam. Long An hiện đã bắt đầu tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Quá trình này dự kiến sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhưng đồng thời cũng đem lại nhiều tác động bất lợi. Theo dự kiến, Long An sẽ tiếp tục đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh nên cần chủ động quản lý tiến trình này một cách hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu phát triển tỉnh bền vững. Để có thể xây dựng chiến lược phát triển cơ bản cho Long An, Nghiên cứu đã thực hiện phân tích SWOT (Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức) như thể hiện trong Bảng 4.1.
Bảng 4.1 Phân tích SWOT về phát triển bền vững tỉnh Long An
ĐIỂM MẠNH (S) CƠ HỘI (O)
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) khá cao
Có quỹ đất cho phát triển
Có nhiều đất nông nghiệp
Có cảnh quan và môi trường nông thôn trù phú
Vị trí thuận lợi cho phát triển (TpHCM, ĐBSCL, KTTĐPN, Campuchia)
Có nhiều nguyên/vật liệu cho công nghiệp
Có nguồn nhân lực giá rẻ
Cải thiện tiếp cận tới các thị trường chính và cửa ngõ quốc tế nhờ các dự án phát triển hạ tầng giao thông chất lượng cao, gồm đường cao tốc TpHCM – Trung Lương, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Vành đai 3, sân bay quốc tế mới Long Thành, cảng biển nước sâu Thị Vải – Cái Mép, Hiệp Phước, v.v.
Cải thiện điều kiện kết nối với TPHCM, vùng KTTĐPN, vùng ĐBSCL và Campuchia.
Luồng FDI vào Việt Nam gia tăng
Lượng du khách (cả khách nội địa và quốc tế) gia tăng
Tăng trưởng kinh tế chung của cả nước
ĐIỂM YẾU (W) THÁCH THỨC (T)
Chưa thực sự được biết đến trên thế giới
Phân bố các khu/cụm công nghiệp chưa tốt với tỷ lệ thuê đất còn thấp
Hạ tầng chưa phát triển, gồm cả GTVT và các công trình tiện ích khác
Dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai
Năng lực cấp vốn và chiến lược huy động vốn chưa thực sự hiệu quả
Thủ tục hành chính mất nhiều thời gian
Tác động do biến đổi khí hậu
Đô thị hóa gia tăng1)
Cơ giới hóa bùng nổ2)
Tăng ô nhiễm môi trường
Chiến lược về vấn đề an ninh chưa đầy đủ
Nguồn: Đoàn Nghiên cứu