PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 93 - 94)

DV Logistics Logistics Service (C•uPnrogcứun re g m ,

10 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1) Các vấn đề chính

10.1 Nguồn nhân lực là động lực chính thúc đẩy phát triển bền vững tại tỉnh. Phát triển nguồn nhân lực cũng là yếu tố chủ đạo để thu hút và duy trì các nguồn vốn đầu tư trong môi trường cạnh tranh. Chính vì thế, năng lực của nguồn nhân lực sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của tỉnh trên nhiều phương diện. Công tác rà soát hiện trạng cũng như phỏng vấn doanh nghiệp và nhà đầu tư cho thấy các vấn đề hiện nay về phát triển nguồn nhân lực, thể hiện trong bảng phân tích SWOT dưới đây:

Bảng 10.1 Bảng phân tích SWOT về Nguồn nhân lực Long An

ĐIỂM MẠNH (S) CƠ HỘI (O)

• Lực lượng lao động trong tỉnh nhìn chung dồi dào và trẻ tuổi.

• Có nhu cầu rất lớn về lao động có kỹ năng và lao động phổ thông cho các ngành công nghiệp mới hình thành ở Long An

• Sự phát triển các khu, cụm công nghiệp ở Long An đang tạo ra nhiều việc làm và thu nhập trong tỉnh

• Xu thế hợp tác với các tỉnh láng giềng thuộc Campuchia gia tăng

ĐIỂM YẾU (W) THÁCH THỨC (T)

• Mặc dù vẫn ở mức kiểm soát được, nhưng có hiện tượng dịch cư tới các tỉnh lân cận phát triển hơn là nơi có nhiều cơ hội việc làm hơn, thu nhập cao hơn, cơ hội học tập tốt hơn.

• Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các công việc đòi hỏi công nghệ và chuyên môn cao

• Đất nông nghiệp bị thu hẹp do chuyển đổi sang các mục đích sử dụng khác.

• Số lao động từ các tỉnh, thành khác tới Long An đang tăng do Long An đang thu hút thêm đầu tư.

• Cấu trúc dân số và lao động của tỉnh đang thay đổi nhanh chóng, có thể gây ra nhiều vấn đề bất cập về xã hội, an ninh, cung – cầu lao động.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

2) Mục tiêu

10.2 Mục tiêu cuối cùng của phát triển nguồn nhân lực là tạo ra nguồn nhân lực phù hợp đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh của công nghiệp hóa, đô thị hóa. Ngoài ra cũng cần phát triển nguồn nhân lực phục vụ các hoạt động nông/lâm/ngư nhằm duy trì các giá trị truyền thống và văn hóa của tỉnh. Để đạt được điều đó cần thực hiện các mục tiêu sau: (i) Tăng cường và củng cố sức cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh

(ii) Phát triển kinh tế không gây ảnh hưởng tiêu cực tới tính bền vững về môi trường và văn hóa-xã hội

(iii) Phát triển kinh tế có sự cân bằng trong sử dụng lao động giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp-xây dựng và thương mại – dịch vụ.

Bảng 10.2 Chỉ số phát triển nguồn nhân lực

Hiện trạng (2008)

Chi tiêu phát triển

2020 2030

Cơ cấu lao động (%)

Nông nghiệp 48,5 28,1 15,0

Công nghiệp, xây dựng 26,9 37,8 45,0

Thương mại dịch vụ 24,6 34,0 40,0

Lao động tiểu thủ công nghiệp

Số lượng LĐ - 417.169 617.512

Tốc độ tăng trưởng (%) - 3,7 4,0

Lao động qua đào tạo - 18.000 20.000

Dịch vụ và cơ sở đào tạo

Số lượng cơ sở đào tạo nghề mới

Trung tâm đào tạo nghề 3 ('07) 4 8

Trường đào tạo nghề 2 ('07) 3 5

Trung tâm giới thiệu việc làm 2 ('07) 2 5

Các cơ sở khác của nhà nước 2 ('07) 3 5

Tạo việc làm 35.400 180.000 190.000

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 93 - 94)