QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 76 - 79)

DV Logistics Logistics Service (C•uPnrogcứun re g m ,

7.QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1) Các vấn đề chính

7.1 Quản lý môi trường ở Long An là một vấn đề chính sách quan trọng xuất phát từ đặc điểm địa lý, cơ cấu kinh tế dựa vào nông nghiệp, mô hình phân bố dân cư, v.v. Môi trường được xem xét từ 3 khía cạnh lớn là phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và tác động do biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngoài ra, môi trường cần được xem là cơ hội để phát triển kinh tế. Xu hướng đang ngày càng tăng trên thế giới là môi trường trở thành một hợp phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh đa dạng khi thúc đẩy các hoạt động kinh tế-xã hội đối phó với tác động do biến đổi khí hậu toàn cầu. Việt Nam chắc chắn cũng sẽ không nằm ngoài xu hướng này nên đây là cơ hội để Long An áp dụng và phát triển một số ngành kinh doanh môi trường đáp ứng xu thế ngày càng tăng này. Cũng cần chú ý rằng quản lý môi trường hiệu quả chỉ thành công khi ý thức của người dân và xã hội được nâng cao. Nghiên cứu đã thực hiện phân tích SWOT về lĩnh vực môi trường nhằm xác định các vấn đề mà tỉnh đang phải đối mặt như tổng hợp trong Bảng 7.1.

Bảng 7.1 Phân tích SWOT lĩnh vực môi trường của tỉnh

ĐIỂM MẠNH CƠ HỘI

• Luật và các quy định về bảo vệ môi trường cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành luật và quy định đã hoàn thiện ở cấp nhà nước, tỉnh, huyện/thị và xã/phường.

• Các cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ và quản lý môi trường, gồm cả các công ty đã được thành lập.

• Diện tích đất của tỉnh, hầu hết là đất nông nghiệp chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Ô nhiễm đất chưa nghiêm trọng.

• Môi trường không khí và môi trường nước ở các khu dân cư chưa bị ô nhiễm nghiêm trọng.

• Chất lượng nước ngầm của tỉnh tương đối tốt.

• Hiện có quy hoạch xây dựng bãi rác quy mô lớn (ở huyện Thủ Thừa) nhằm tiếp nhận, xử lý chất thải rắn của tỉnh và của TPHCM.

• Ngân sách phân bổ cho hoạt động môi trường của tỉnh ngày càng tăng trong những năm gần đây.

• Phát triển công nghệ môi trường và tái chế rác thải đã qua xử lý.

• Chính sách khuyến khích dành cho các đơn vị môi trường.

ĐIỂM YẾU THÁCH THỨC

• Người dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có ý thức cao về bảo vệ môi trường cũng như thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.

• Hệ thống quản lý môi trường hiện hành (gồm thu gom, phân loại và xử lý chất thải) còn nhiều bất cập.

• Thiếu cán bộ chuyên môn ở khu vực tư nhân, đặc biệt là ở các khu, cụm công nghiệp để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường hiệu quả.

• Ô nhiễm môi trường nước, không khí quanh các khu công nghiệp, chợ và khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các khu dân cư tập trung ngày càng tăng.

• Thiếu các công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp trong tỉnh.

• Phát triển tràn lan từ các khu vực lân cận (như TPHCM, vùng ĐBSCL, vùng KTTĐ phía Nam) gồm cả chuyển các ngành công nghiệp từ các khu vực này tới tỉnh. Tăng rủi ro ô nhiễm nghiêm trọng hơn.

• Áp lực tăng sản xuất và năng suất lúa gạo, rau màu làm tăng nhu cầu sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật có thể làm tăng ô nhiễm. • Tăng dân số sẽ tạo áp lực lớn hơn cho môi

trường.

• Tác động của biến đổi khí hậu.

• Tình hình bệnh dịch và thiên tai gia tăng.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

2) Mục tiêu

7.2 Mặc dù các vấn đề môi trường của Long An hiện chưa ở mức nghiêm trọng nhưng tỉnh cần giám sát thường xuyên và có các biện pháp phù hợp để cải thiện tình hình môi trường hiện nay. Mục tiêu cải thiện môi trường như sau:

(i) Cung cấp môi trường lành mạnh và vệ sinh cho các hoạt động kinh tế-xã hội trong tỉnh; (ii) Nâng cao khả năng đối phó với các thiên tai, rủi ro để đảm bảo duy trì các hoạt động

kinh tế-xã hội;

(iii) Bảo tồn các hệ sinh thái và không gian xanh quý giá;

(iv) Tăng cường hình ảnh của tỉnh Long An thông qua quản lý môi trường và

(v) Góp phần phát triển kinh tế địa phương thông qua việc phát triển các ngành kinh doanh môi trường.

3) Chiến lược

7.3 Nghiên cứu đã xác định các chiến lược và biện pháp tương hỗ để đạt các mục tiêu cải thiện môi trường với nội dung như sau:

(i) Áp dụng các biện pháp phù hợp để loại bỏ hoặc giảm ô nhiễm môi trường đạt

giới hạn cho phép của các tiêu chuẩn hiện hành: Giảm ô nhiễm đạt mức giới hạn

cho phép hoặc loại bỏ ô nhiễm đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Long An.

(ii) Xác định các hệ sinh thái nhạy cảm để có biện pháp bảo tồn phù hợp và củng

cố không gian xanh: Khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi

phải bảo tồn các hệ sinh thái nhạy cảm và phòng hộ. Theo đó, yêu cầu cơ bản đặt ra là xác định các loại hệ sinh thái này. Công việc này bao gồm áp dụng các công cụ máy tính trong quản lý môi trường như hệ thống GIS nhằm phục vụ quy hoạch chất lượng môi trường.

(iii) Chuyển từ sử dụng nước ngầm sang nước mặt đối với mọi hoạt động kinh tế:

Thay cho sử dụng nước ngầm vốn đã bị hạn chế do khai thác quá mức, tỉnh có thể chuyển sang sử dụng nước mặt từ các sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Để đảm bảo thực hiện được, cần có định hướng bảo vệ chất lượng nước và nghiên cứu khả thi để đảm bảo khai thác hiệu quả.

(iv) Cải thiện các biện pháp chủ động đối phó và phòng chống thiên tai: Để giảm thiểu thiệt hại kinh tế do thiên tai gây ra, tỉnh cần có các biện pháp phòng tránh thiên tai hữu hiệu, nhất là tránh lũ và xâm nhập mặn.

(v) Đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trên cơ sở phối hợp với các tổ chức trong

và ngoài nước: Cho đến nay những tác động của biến đổi khí hậu vẫn chưa được

làm rõ, do đó cần phải có nghiên cứu chi tiết hơn về vấn đề này.

(vi) Nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về các vấn đề môi trường: Nếu người dân không hiểu và ý thức tốt thì sẽ rất khó có thể giải quyết được các vấn đề môi trường bởi các vấn đề môi trường luôn có liên quan tới các hoạt động của con người.

(vii) Phát triển ngành kinh doanh môi trường trên cơ sở phối hợp với các doanh

nghiệp/tổ chức trên thế giới: Ngành kinh doanh môi trường là một trong những cơ

hội phát triển mới trên thế giới. Long An có thể đi theo hướng này để kích thích phát triển nền kinh tế.

Hình 7.1 Phân tích sự phù hợp cho phát triển (sự phù hợp cho phát triển đô thị)

Chú giải

Hoàn toàn không phù hợp (37,4%) Không phù hợp (25,5%) Khá phù hợp (18,9$) Phù hợp (4,0%) Rất phù hợp (0,001%) KV không tính (15,2%) Cấp đường Quốc lộ Đường tỉnh Mặt nước

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

4) Tổng hợp các chiến lược và hành động đề xuất

7.4 Các định hướng quản lý môi trường được tổng hợp trong Bảng 7.2

Bảng 2 Tóm tắt định hướng quản lý môi trường

Mục tiêu Chiến lược Dự án/Kế hoạch hành động

• Loại bỏ/giảm thiểu ô nhiễm

• Bảo tồn các hệ sinh thái & không gian xanh

• Phòng ngừa & ứng phó với thiên tai, thảm họa, bao gồm cả các tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu

• Tăng cường cải thiện hình ảnh của Long An thông qua hoạt động quản lý môi trường

• Đóng góp vào phát triển kinh tế tỉnh nhà thông qua phát triển các ngành kinh doanh môi trường

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

• Thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm di dời hoặc giảm thiểu ô nhiễm trong phạm vi giới hạn cho phép theo quy định hiện hành

• Xác định các hệ sinh thái nhạy cảm để bảo tồn và tăng cường không gian xanh

• Chuyển sang sử dụng nước mặt từ hai sông Vàm Cỏ

• Thiết lập hệ thống kiểm soát nước thải hữu hiệu cho các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm

• Cải tiến hệ thống quản lý chất thải cả ở đô thị và nông thôn, các khu công nghiệp và bệnh viện

• Tăng cường các biện pháp phòng chống lũ lụt và xâm nhập mặn

• Phối với với các tổ chức quốc gia và quốc tế có liên quan trong việc tham gia giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu

• Nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường

• Phát triển công trình bảo vệ môi trường cơ bản trong các khu công nghiệp đang hoạt động

• Tổ chức các cuộc hội thảo để phổ biến hệ thống các nhà quản lý kiểm soát ô nhiễm môi trường được chứng nhận

• Nghiên cứu và thiết kế hệ thống giám sát môi trường toàn diện.

• Xác định các hệ sinh thái quan trọng và tăng cường hệ thống thể chế và thực thi luật lệ.

• Xây dựng các chương trình bảo vệ chất lượng nước

• Phân tích tác động từ việc khai thác nước mặt từ sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây.

• Tiến hành nghiên cứu khả thi về sử dụng nước mặt từ hai con sông này.

• Phát triển khu công nghiệp sạch có năng lực cao về xử lý nước thải

• Xây dựng kế hoạch và chương trình toàn diện về quản lý chất thải rắn

• Khuyến khích giảm, tái chế, tái sử dụng rác thải

• Xây dựng hệ thống đê lửng để khai thác nước lũ phục vụ sản xuất nông nghiệp

• Tiếp tục các cuộc thảo luận

• Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành hữu quan như Sở TNMT, Sở NNPTNT, Sở GDĐT, Sở KHCN, v.v

• Tập huấn cho lãnh đạo và cán bộ có liên quan về quản lý môi trường dựa vào cộng đồng

• Tổ chức các hội thảo về vấn đề môi trường ở cấp cơ sở.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 76 - 79)