3.1 Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc gia đưa ra định hướng và chính sách phát triển kinh tế xã hội ở cấp cao nhất. Kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2006 – 2010 cụ thể hóa các định hướng và nhiệm vụ trong chiến lược 10 năm (2001 – 2010) của đất nước.
3.2 Trong nửa đầu giai đoạn này (2001 – 2005), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như tăng trưởng kinh tế cao (7,5%/năm), từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, mở rộng việc huy động các nguồn lực phát triển nhất là các nguồn lực trong nhân dân, ổn định nền kinh tế vĩ mô, đạt được những chuyển biến quan trọng về ngoại thương và hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đạt được nhiều thành quả trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, y tế, ổn định chính trị và xã hội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, bao gồm mức độ tăng trưởng kinh tế thấp dưới năng lực quốc gia, chuyển đổi cơ cấu kinh tế chưa đồng đều, các chính sách kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chưa hoàn thiện và chưa chín muồi, một số vấn đề cân bằng kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc, hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế, cơ chế, chính sách về văn hóa, xã hội còn chậm phát huy. Nhiều vấn đề trên đây vẫn còn là thách thức trong nửa sau (2006 – 2010) của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và vẫn tiếp tục duy trì trong tương lai. Đó là những vấn đề cơ bản không chỉ ở Việt Nam mà cả ở những nước khác, bao gồm cả các nước đã phát triển và là cơ sở quan trọng cho việc lập và cập nhật kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở cấp tỉnh.