Tưởng phát triển cụm đô thị Tân An-Bến Lức gắn kết với UMRT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 85 - 87)

DV Logistics Logistics Service (C•uPnrogcứun re g m ,

3) tưởng phát triển cụm đô thị Tân An-Bến Lức gắn kết với UMRT

8.11 Khi Tp.HCM đang ngày càng đông đúc và chật chội hơn, điều kiện tiếp cận các dịch vụ giảm thì đây chính là cơ hội để các trung tâm đô thị mới ở khu vực ngoại vi Tp.HCM phát triển. Nếu Long An thành công trong việc phát triển thành một trung tâm đô thị mới có chất lượng cao thì tỉnh có thể hỗ trợ chức năng chính của Tp.HCM và góp phần giảm sự tập trung quá mức ở Tp.HCM.

8.12 Mục tiêu chính trong đề xuất phát triển gồm:

(i) Thiết lập nền tảng cạnh tranh để cung cấp dịch vụ đô thị có chất lượng cho người dân, du khách và nhà đầu tư tham gia các hoạt động kinh tế-xã hội trong tỉnh.

(ii) Phát triển trung tâm đô thị vệ tinh cạnh tranh nhằm chia sẻ vai trò với TPHCM và qua đó, góp phần tránh sự tập trung quá mức các chức năng trong đô thị vốn đã đông đúc là Tp.HCM.

(iii) Xây dựng một trung tâm đô thị độc đáo dựa vào hệ thống vận tải công cộng hiện đại, phát triển khu vực ven sông, hồ và môi trường trù phú nhằm tạo ra hình ảnh độc đáo của tỉnh trên trường quốc tế.

8.13 Ý tưởng phát triển bao gồm các điểm chính sau (xem Hình 8.6):

(i) Tân An và Bến Lức sẽ gắn kết thành một hệ thống đô thị dựa trên hệ thống vận tải nhanh, khối lượng lớn (UMRT) hiện đại. UMRT có thể là BRT (xe buýt nhanh), LRT (đường sắt nhẹ) hoặc HRT (đường sắt nặng) tùy thuộc vào nhu cầu, không gian sẵn có và năng lực cấp vốn. Trong Nghiên cứu này, BRT được xem là một lựa chọn hấp dẫn.

(ii) Tuyến UMRT sẽ được phát triển như là trục xương sống đô thị với các hoạt động phát triển đô thị tăng cường dọc trục này.

(iii) Hành lang UMRT sẽ kết nối với tuyến UMRT 3 của đô thị TPHCM. Khi tuyến này phát triển, GTVT giữa Long An và TPHCM sẽ được cải thiện nhanh. Tuyến UMRT cũng có thể được mở rộng tới Mỹ Tho.

(iv) Cả Tân An và Bến Lức sẽ phát triển thành các trung tâm đô thị ven sông với phương thức vận chuyển tiên tiến UMRT và được kết nối bởi các tuyến đường vành đai, và (v) Hành lang UMRT sẽ được bổ trợ bởi các tuyến đường có năng lực lớn chạy song

song: tuyến thứ nhất là QL1 hiện nay và tuyến kia là đường mới mở. Với sự kết hợp giữa UMRT và các tuyến đường song song, sẽ không xảy ra ùn tắc giao thông ở các khu đô thị mới và người dân có thể đi lại với sự thoải mái cao nhất.

Hình 8.6 Ý tưởng phát triển gắn kết đô thị Tân An – Bến Lức Chú giải Đường thủy/sông Đường cao tốc Đ Tưpờn.g chính (Quốc lộ/ Đường tỉnh) Đường đô thị

Hành lang UMRT (BRT/ LRT) với các ga C.B.D

Khu có mật độ cao (thương mại/kinh doanh/nhà ở cao tầng) Khu có mật độ TB (đô thị hỗn hợp) Khu có mật độ thấp Công nghiệp nhẹ Tp. HCM Khu liên hợp dân cư ngoại ô

Ghi chú: BRT có trạm dừng dạng ống

KCN sinh thái

Mỹ Tho

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Công nghiệp nhẹ

Làng nổi sinh thái Khu vui chơi giải trí/sân golf Khu liên hiệp giáo dục Trung tâm Y tế vùng Làng nổi sinh thái Nghiên cứu & Phát triển/ Công nghiệp Công nghệ cao

Ghi chú: Ý tưởng phát triển cụm không liên quan đến vị trí cụ thể mà chỉ thể hiện ý tưởng.

Ghi chú: Nhà ga xe buýt và trung tâm cộng đồng

Ghi chú: Hành lang BRT và các tòa nhà cao tầng

Hình 8.7 Hình ảnh khu đô thị Tân An – Bến Lức

Nguôn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 85 - 87)