Các quy hoạch phát triển của tỉnh và huyện/thị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 55 - 56)

3.4 Có 3 quy hoạch nhằm thúc đẩy phát triển tỉnh bền vững là: (i) Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Long An đến năm 2020 (lập năm 2007); (ii) Quy hoạch phát triển toàn diện dân cư đô thị và nông thôn của tỉnh Long An đến năm 2020 (lập năm 2003) và (iii) Quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Long An (lập năm 2005)

3.5 Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 đưa ra các chiến lược phát triển sau: (i) chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của KVI trong tổng GDP của tỉnh, (ii) phát triển các dự án ưu tiên và (iii) gắn kết phát triển tỉnh với phát triển vùng. Nghiên cứu đã đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội hiện nay bằng cách so sánh mục tiêu đặt ra và các chỉ số hiện có của từng chuyên ngành. Nhìn chung, tính đến năm 2010, tỉnh đã đạt được các mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch Phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020.

Bảng 3.1 Đánh giá kết quả phát triển của các lĩnh vực

Lĩnh vực Đánh giá

Kinh tế  Mục tiêu tăng trưởng GDP và GDP BQ/người đã gần như hoàn thành.

 Cơ cấu kinh tế đã và đang dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp như quy hoạch.  Sản xuất lúa gạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong khi rau màu và cây ăn trái chưa đạt mục tiêu đặt ra.

 Ngành công nghiệp đã đạt được mục tiêu đặt ra xét từ cả góc độ phát triển sản xuất và phát triển khu công nghiệp.  Ngành du lịch cũng tăng trưởng cao hơn mục tiêu quy hoạch.

Xã hội  Dân số đã tăng từ 1.412.800 lên 1.444.700 trong giai đoạn 2005- 2008 nhưng sẽ khó có thể đạt 1,5 triệu người vào năm 2010 như mục tiêu đặt ra.

 Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm mạnh từ 12,6% xuống còn 3,3% năm 2008, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.  Tỷ lệ sinh đã giảm nhanh hơn mục tiêu đặt ra.

 Mục tiêu của ngành y tế về tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và số giường bệnh cũng như số bác sỹ ở cấp xã đang dần đạt được.

 Hầu hết các mục tiêu của ngành giáo dục và đào tạo đều đạt được.  Mục tiêu về thể dục, thể thao và văn hóa ở cấp huyện/thị cũng đã đạt được.

 Việc hình thành các trung tâm phát triển nguồn nhân lực đã không thể đạt được mục tiêu như đã đề ra và mục tiêu về số lượng công ăn việc làm được tạo ra cũng chưa đạt được.

Hạ tầng  Đã đạt mục tiêu phát triển đường, hiện tất cả các xã đều đã có đường ô tô.

 Cần nỗ lực hơn nữa để đạt được mục tiêu về cấp điện, dịch vụ thông tin liên lạc và bưu chính.

Môi trường  Độ che phủ của rừng đã giảm từ 14,9% năm 2005 xuống còn 14,1% năm 2008, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra là nâng độ che phủ của rừng lên 19%.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

3.6 Ở cấp huyện/thị, chỉ có các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng và Thạnh Hóa là có quy hoạch sửa đổi được UBND tỉnh phê duyệt. Quy hoạch của huyện Cần Guộc (ở cấp độ nghiên cứu) được lập năm 2009 và đệ trình lên sở Xây dựng phê duyệt trong khi thành phố Tân An và các huyện khác hiện mới đang xây dựng quy hoạch.

3.7 Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng lập các quy hoạch riêng cho từng dự án phát triển của mình. Các quy hoạch này gồm QHTT phát triển khu đô thị Long Hậu, phát triển khu cảng Đông Nam Á, quy hoạch trung tâm thương mại và phát triển khu đô thị huyện Cần Giuộc, quy hoạch phát triển khu đô thị mới Vàm Cỏ Đông, khu dân cư và Công nghiệp Tân Thạnh, khu đô thị-dân cư-công nghiệp ở xã Long Hựu Đông và Long Hựu Tây. Tính đến năm 2010, Sở XD đã thẩm định và đệ trình 138 quy hoạch dự án chi tiết với diện tích 14.249,11 ha (trong tổng số 16,991.93 tổng diện tích quy hoạch dự kiến) lên UBND tỉnh xem xét phê duyệt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 55 - 56)