Chiến lược chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 94)

DV Logistics Logistics Service (C•uPnrogcứun re g m ,

3)Chiến lược chung

10.3 Phát triển nguồn nhân lực tại Long An cần đáp ứng được những biến động về cơ cấu xã hội nói chung và kinh tế-văn hóa nói riêng. Các chiến lược phát triển đề xuất gồm: (i) Phát triển nguồn nhân lực phục vụ nền kinh tế có sức cạnh tranh cao: Nhằm tăng cường xây dựng nền kinh tế có sức cạnh tranh cao ở tỉnh, cần phát triển nguồn nhân lực phục vụ nội địa hóa các doanh nghiệp nước ngoài và hình thành các ngành nghề mới. Nội địa hóa các doanh nghiệp nước ngoài bao gồm: (1) chú trọng xây dựng các chương trình đào tạo quản lý doanh nghiệp dành cho các cán bộ quản lý tiềm năng, (2) thu hút chuyên gia và đội ngũ lao động có kinh nghiệm từ các tỉnh khác và từ nước ngoài để làm việc bên cạnh lao động của địa phương, và (3) hướng dẫn và tập huấn cho nông dân chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp năng suất thấp sang sản xuất và dịch vụ nông nghiệp năng suất cao. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ các khu công nghiệp và ngành nghề mới bao gồm: (1) chú trọng đào tạo nghề, kỹ năng cơ bản và công nghệ để có thể hỗ trợ các ngành nghề mớ, (2) khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo, và (3) đối với ngành du lịch, khuyến khích thành lập các cơ sở đào tạo dịch vụ khách sạn, nhà hàng, cấp chứng chỉ nghề dịch vụ khách sạn, nhà hàng và tăng cường đào tạo ngoại ngữ phục vụ du lịch.

(ii) Phát triển nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp năng suất cao thân thiện môi

trường: Chiến lược này bao gồm (1) đào tạo lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất

nông-lâm-ngư nghiệp,để họ có thể nắm bắt kiến thức, kỹ thuật cơ bản về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy-hải sản, sản xuất lâm nghiệp, (2) đào tạo lao động có cấp chứng chỉ kỹ thuật khuyến nông và thú y cơ sở tại các xã, (3) tuyển dụng lao động mới tốt nghiệp đại học làm việc tại các huyện, và (4) mỗi xã sẽ có 1 cán bộ có trình độ đại học thông qua đào tạo tại chức.

(iii) Tăng cường sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống: Tăng cường sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp truyền thống, góp phần tăng thu nhập hộ nông thôn, bảo tồn văn hóa địa phương và tạo các mặt hàng thủ công địa phương thu hút khách du lịch. Trong đó có (1) đào tạo nhằm nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã hàng, kỹ năng sản xuất, (2) đào tạo việc bảo tồn và khôi phục các ngành nghề thủ công truyền thống tại Long An, và (3) đào tạo phát triển các ngành thủ công mới phù hợp với Long An.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 94)