Các phương án và chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 66 - 69)

5.14 Sẽ có hai phương án phát triển dành cho ngành công nghiệp tỉnh Long An trong tương lai. Phương án thứ nhất là phát triển tới mức độ để tỉnh có thể trở thành một trung tâm công nghiệp công nghệ sinh thái tiên tiến của Việt Nam trong 20 năm tới. Phương án này đòi hỏi phải có sự phát triển vượt bậc trong công tác nghiên cứu và phát triển, xây dựng nguồn nhân lực và cả sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành công nghiệp dịch vụ hỗ trợ như đã trình bày ở bảng trên. Phương án thứ hai có tốc độ tăng trưởng chậm hơn, trong đó có giả định những hạn chế nhất định như đầu tư chậm và chuyển giao công nghệ sinh thái từ các doanh nghiệp Nhật Bản diễn ra chậm, cung cấp nguồn nhân lực phù hợp còn hạn chế do chính sách phát triển nguồn nhân lực chưa thực sự chủ động của tỉnh, sự tăng trưởng chậm về tiêu dùng và dịch vụ trong nước, v.v. Để Long An trở thành một điểm sáng trong tiến trình CNH chiến lược của cả nước (xem Hình 5.3.1), lẽ tất nhiên là Long An nên lựa chọn phương án thứ nhất. Định hướng phát triển được cụ thể thành những chiến lược như sau:

5.15 Đáp ứng những thay đổi về cơ cấu công nghiệp: Cơ cấu công nghiệp sẽ thay đổi khi kinh tế phát triển mặc dù chưa thể biết chính xác sự thay đổi. Long An cần chuẩn bị đối phó với những thay đổi trên thị trường và phát triển các ngành công nghiệp mới. Các so sánh quốc tế cũng cho thấy các ngành công nghiệp khác không nằm trong nhóm ngành công nghiệp truyền thống sẽ tăng (xem Bảng 5.3.3).

5.16 Khuyến khích các ngành công nghiệp xanh và sạch: Một trong những định hướng CNH Chiến lược của tỉng Long An sẽ dựa trên tiêu chí “Xanh và Sạch” trong đó sẽ khuyến khích và thúc đẩy các yếu tố phát triển sau đây;

(i) Công nghiệp dựa trên công nghệ vật liệu mới, có sự kết hợp pin năng lượng mặt trời và hệ thống chiếu sáng LED cũng như VLXD dựa trên hệ sinh thái/hệ thống nhà ở tiền chế

(ii) Sản xuất điện tử và phần mềm dựa trên các ngành điện tử hiện đang tập trung tại khu vực Tp.HCM

(iii) Xây dựng các KCN sạch với hệ thống xử lý nước thải chất lượng cao, quản lý gắn kết bởi công ty công nghệ cho các ngành công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước sẽ khó tìm được vị trí mới

(iv) Công nghiệp năng lượng sạch như sản xuất khí hóa lỏng (GTL), chế tạo pin năng lượng mặt trời và hệ thống sản xuất điện từ khí hy-đrô

(v) Phát triển các ngành công nghiệp liên quan đến đường biển và đường thủy nội địa với công nghệ xanh như phát triển tàu/thuyền phục vụ du lịch sinh thái và vận tải thủy bằng sà lan

(vi) Phát triển ngành CN sản xuất nông cụ dựa trên các ngành sản xuất nông nghiệp liên quan hiện có tại tỉnh

5.17 Liên kết với vùng ĐBSCL và vùng KTTĐPN: Một hướng khác của quá trình CNH mang tính chiến lược sẽ là “Kết nối với vùng ĐBSCL và KTTĐPN”. Sẽ thực hiện CNH mang tính chiến lược nhờ phát triển cân bằng hai vùng ĐBSCL và KTTĐPN. Một giải pháp đầy tiềm năng là có thể kết hợp đầu mối logistic quy mô lớn cho nông-lâm sản và nguyên vật liệu từ vùng ĐBSCL với chức năng chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm/nguyên vật liệu đến thị trường vùng Tp. HCM. Tập trung vào ngành CN chế biến thực phẩm sạch dựa trên hệ thống các KCN sạch sẽ được phát triển trong tương lai.

5.18 Hội nhập: Định hướng thứ ba cho quá trình CNH mang tính chiến lược sẽ là “Hội nhập”. Quá trình CNH của Long An sẽ phát triển gắn kết và hiệu quả với quá trình CNH toàn cầu được kỳ vọng tại vùng KTTĐPN. Cần ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ với chức năng hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất của các công ty quốc tế nằm tại vùng KTTĐPN như sản xuất linh/phụ kiện - các sản phẩm và bộ phận phụ trợ. Bài học kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy sự tập trung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có kỹ năng trong các khu công nghiệp tại khu vực Tokyo và Osaka chính là một trong những yếu tố thành công của ngành công nghiệp chế tạo tại Nhật Bản. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại vùng KTTĐPN đang có xu hướng tăng lên, vì thế Long An nên khuyến khích tập trung phát triển vào các ngành công nghiệp phụ trợ bằng việc tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và xây dựng các KCN tập trung cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ngoài.

5.19 Xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi: Mặc dù chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Long An nhìn chung đã được cải thiện (xem Bảng 5.3.2) nhưng nhiều tỉnh trong vùng cũng có điều kiện tương tự như Long An. Long An cần có nhiều lỗ lực hơn nữa để cải thiện chỉ số PCI.

5.20 Sản xuất máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp: Long An là một trong những tỉnh nông nghiệp dẫn đầu cả nước, đồng thời cũng là nơi tập trung các công ty sản xuất và sửa chữa nông cụ. Dựa trên chương trình hỗ trợ và khuyến khích cơ khí hóa

do Chính phủ triển khai, nhu cầu ngành sản xuất này được kỳ vọng sẽ tăng lên trong những năm tới. Nên phát triển các liên doanh sản xuất máy móc phục vụ SXNN.

5.21 Trung tâm Phát triển Nhân lực: Căn cứ vào yêu cầu tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong tỉnh phục vụ nền kinh tế cạnh tranh, Long An cần phát triển nguồn nhân lực để bản địa hóa các ngành kinh doanh toàn cầu; để đáp ứng yêu cầu của các ngành nghề mới như các ngành thân thiện với môi trường hay liên quan tới nông nghiệp nhằm tăng cường hoạt động sản xuất thủ công truyền thống, v.v. vì vậy, phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng vì đáp ứng yêu cầu của nhiều ngành khác nhau như công nghiệp, xúc tiến đầu tư và nông nghiệp.

Hình 5.3.1 Định hướng công nghiệp hóa mang tính chiến lược

Chuyển đổi/ Quy mô Chiến lược

Toàn cầu hóa (Tăng trưởng FDI

và liên kết)

Sự mở rộng công nghiệp từ

TPHCMC

Công nghiệp hóa chiến lược

Sạch và Xanh

Các dự án CN xanh & sạch, bố trí ngành CN gây ô nhiễm, sinh thái, chăm sóc sức khỏe, tiểu thủ CN

Liên kết với ĐBSCL và KTTĐPN

Cụm Logistic + ngành chế biến nông sản

Phát triển gắn kết

HCM, Campuchia, nước ngoài

CN phụ trợ cho vùng KTTĐPN Đô thị hóa Giảm lao động nông nghiệp Tính bền vữngXã hội/Văn hóaMôi trường

Môi trường đầu tư thuận lợi

Tăng cường năng lực xúc tiến đầu tư

Chế tạo máy móc phục vụ SXNN

Máy móc cho SXNN

Trung tâm Phát triển Nhân lực

CN xanh & sạch

Công nghệ SXNN

Bảng 5.3.3 So sánh quốc tế về cơ cấu công nghiệp 2008

Việt Nam Trung Quốc Hàn Quốc

Khai thác than, dầu thô & khí tự nhiên 8,8 5,2 0,1

Khai thác mỏ kim loại 0,2 1,3 0,0

Khai khoáng khác 0,7 0,4 0,4 Thực phẩm và đồ uống 20,2 7,8 5,6 Thuốc lá 1,2 0,9 0,5 Dệt may 4,5 4,4 1,6 May mặc 4,2 1,9 1,9 Sản phẩmda 3,7 1,2 0,4 Gỗ & Sản phẩm gỗ 1,8 1,0 0,4 Sản phẩmgiấy 1,9 1,6 1,5 In ấn và xuất bản 1,0 1,1 0,6 Sản phẩm dầu mỏ 0,2 4,7 4,6 Dược phẩm 5,6 9,4 8,7 S5-9

Việt Nam Trung Quốc Hàn Quốc

Sản phẩm cao su và nhựa 4,1 2,9 4,3

Sản phẩm phi kim 5,3 4,3 3,2

Kim loại cơ bản 4,3 9,2 9,0

Sản phẩm kim loại 5,2 3,1 5,5

Máy móc 1,5 8,1 -

Điện máy & thiết bị 4,0 6,3 4,0

Thiết bị viễn thông và máy tính 3,9 9,0 20,7

Dụng cụ y tế, chính xác và quang học 0,3 - 1.3

Thiết bị vận tải 7,7 6,9 16,7

Máy móc & thiết bị khác - 1,0 7,8

Đồ gia dụng 4,7 0,6 0,7

Tái chế 0,1 0,2 -

khác - 0,8 0,3

Điện và khí đốt 4,7 6,5 -

Lọc nước 0,3 0,2 -

Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2009, Niên giám Thống kê Hàn Quốc 2009 và Niên giám Thống kê Trung Quốc 2009

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 66 - 69)