Kim ngạch xuất khẩu nông sản bao gồm cả doanh thu ngoại tệ từ cung cấp hàng hóa xuất khẩu của Tổng Công ty Lương thực miền Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 28 - 32)

2.33 Các kết quả chính của ngành nông nghiệp là:

(i) Lúa là cây trồng chiếm ưu thế trong tỉnh. Đây cũng là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Khu vực canh tác lúa tập trung là vùng Đồng Tháp Mười nhưng chất lượng chưa cao, chưa cạnh tranh được với gạo của Thái Lan. Do đó, giá xuất khẩu gạo còn thấp. Có một số khu vực trồng gạo đặc sản nhưng diện tích còn nhỏ và hạn chế. Việc phụ thuộc vào một hoặc hai loại cây trồng/mặt hàng để xuất khẩu là không ổn định do thị trường thường hay biến động.

(ii) Chế tạo máy móc nông nghiệp và công nghiệp chế biến đã được thúc đẩy như là ngành công nghiệp nông nghiệp. Chi phí sản xuất của nông dân sẽ giảm trong khi sản lượng lúa tăng do hiệu quả đạt được từ quá trình cơ giới hóa. Có thể đạt được điều này mặc dù diện tích đất nông nghiệp dự kiến sẽ giảm do chuyển sang đất công nghiệp.

(iii) Một số quy trình sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính thủ công, quy mô nhỏ. Điều này đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi cũng như canh tác lúa. Các phương thức này sẽ hạn chế tăng trưởng sản xuất và không tạo điều kiện để nền kinh tế tỉnh có đủ sức cạnh tranh trên cả thị trường trong nước và quốc tế.

(iv) Hạt điều là mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác của tỉnh nhưng thường được nhập từ các nơi khác. Có nhiều doanh nghiệp tham gia chế biến điều, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Mặt hàng này không ổn định và bất cứ sự thay đổi nào của thị trường cũng có thể tác động tới các doanh nghiệp chế biến trong tỉnh.

(v) Tỉnh cũng nổi tiếng về một số rau đặc sản như rau thơm, cải bẹ xanh v.v. Tuy nhiên lượng sau sạch và an toàn vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong sản lượng rau. Ngoài ra đất trồng rau đang ngày càng thu hẹp do các dự án phát triển công nghiệp.

Lâm nghiệp

2.34 Long An có diện tích rừng lớn thứ 3 của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tính tới cuối năm 2005, diện tích rừng của tỉnh là 68.748 ha, chiếm 15,3% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười. Các loại cây rừng chính là tràm và bạch đàn. Rừng Long An góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở các vùng đất ngập nước của vùng Đồng Tháp Mười. Long An là tỉnh có diện tích rừng tràm lớn nhất trong vùng ĐBSCL. Lợi nhuận từ cây tràm từng lên tới 20 triệu đồng/ha trong giai đoạn 1998 – 2005 khi giá gỗ tràm còn cao trên thị trường. Tuy nhiên, lợi nhuận thay đổi rất lớn tùy thuộc vào thị trường. Cần thúc đẩy phát triển công nghệ chế biến gỗ để sản xuất gỗ ép, MDF hoặc đồ gỗ, nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây tràm và cây xà cừ. Một số doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng gỗ cao su kết hợp với gỗ tràm để sản xuất đồ gỗ nội thất.

Bảng 2.4.8 Phân loại rừng

Năm Tổng

Theo loại cây trồng Theo mục đích sử dụng

Xà cừ Bạch đàn Tràm bông vàng Tràm gió Khác Sản xuất Đặc dụng Phòng hộ 2005 68.748 65.326 2.481 58 800 82 65.253 2.120 1.374 2006 61.718 58.488 2.306 800 34 89 57.840 2.003 1.874 2007 58.473 55.217 2.340 800 34 81 54.610 2.003 1.860 2008 52.826 49.772 2.132 800 41 81 48.792 2.003 2.030 Nguồn: Sở NNPTNT Long An Ngư nghiệp

2.35 Long An là tỉnh có tiềm năng phát triển thủy sản đa dạng. Về mặt môi trường nước, tỉnh có vùng nước ngọt khoảng 30.000 ha, vùng nước lợ: 10.000 ha và vùng nước ngọt-lợ theo mùa: khoảng 20.000 ha. Ngoài diện tích mặt nước của các sông, kênh, rạch, và ao, mương v.v…diện tích mặt ruộng cũng có thể nuôi trồng thủy sản. Vào mùa lũ, khu vực ĐTM có khoảng 100.000 ha bị ngập sâu trên 1m và kéo dài 3-4 tháng cũng là tiềm năng lớn có thể khai thác nuôi thủy sản như lươn, cá lóc, cá rô, cua, v.v….

2.36 Khai thác thuỷ sản của tỉnh bao gồm khai thác hải sản và khai thác thuỷ sản nội địa. Do tỉnh chưa có ngư trường nên chủ yếu các tàu thuyền của Long An khai thác hải sản tại các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau với phương thức đánh bắt ven bờ. Khai thác thuỷ sản nội địa tập trung tại các huyện vùng ĐTM, đặc biệt là vào mùa lũ.

2.37 Năm 2006, tỉnh đã có chủ trương đẩy mạnh việc nuôi trồng song song với việc bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn thủy sản tự nhiên thông qua việc ban hành Chương trình Phát triển thủy sản tỉnh Long An giai đoạn 2006-2010, với mục tiêu chung là đẩy mạnh phát triển thủy sản, nuôi tôm sú thâm canh, phát triển nuôi tôm càng xanh, cua lột, cá các loại v.v…; quy hoạch các vùng phát triển thủy sản hàng hóa trên các địa bàn.

2.38 Chi Cục Thuỷ sản tỉnh Long An đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc và Dịch vụ Kỹ thuật Môi trường (Sở TNMT tỉnh Long An) tiến hành quan trắc môi trường nước vùng nuôi tôm sú tỉnh Long An trong năm 2008 nhằm đánh giá các chỉ tiêu chất lượng môi trường nước vùng nuôi tôm sú như độ pH, độ mặn, độ kiềm, ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm dầu khoáng, các loại virus gây bệnh, v.v.

2.39 Các kết quả trên cho thấy cần tiến hành xử lý nước sử dụng để nuôi tôm, ngoài ra, cần thiết có ao lắng để xử lý triệt để nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi, nhằm khắc phục những điều kiện bất lợi của môi trường có mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng. 2.40 Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản (Sở NNPTNT Long An), qua 4 năm 2006-

2009, diện tích nuôi trồng thủy sản đã giảm đi 5.900 ha (2006: 16.767 ha, năm 2009:

11.176 ha), chủ yếu là do giảm diện tích nuôi tôm nước lợ (giảm 3.400 ha). Tuy nhiên, do người nuôi tôm đã chuyển đổi mô hình nuôi và giống tôm nên tuy diện tích có giảm nhiều nhưng sản lwongj tôm nước lợ giảm không đáng kể.

2.41 Cùng với tốc độ mở rộng các khu, cụm công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ở các huyện vùng Hạ như Cần Giuộc, cần Đước, Châu Thành, Tân Trụ, khu vực nuôi và diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ đã bị thu hẹp dần ở vùng Hạ. Năm 2005, diện tích nuôi tôm nước lợ của huyện cần Đước là 3.626 ha (vụ 1: 1.951 ha, vụ

2: 1.675 ha) nhưng đến năm 2009, diện tích nuôi tôm nước lợ chỉ còn 2.042 ha (vụ I: 1.411 ha và vụ 2: 630 ha), giảm 1.584 ha. Tương tự, diện tích nuôi tôm ở huyện cần Giuộc cũng giảm từ 5.029 ha năm 2005 xuống còn 1.476 ha năm 2009. Trong những năm tới, vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ sẽ còn tiếp tục giảm và cần được quy hoạch lại để sản xuất thủy sản được ổn định hơn.

Chăn nuôi

2.42 Trong số các sản phẩm chăn nuôi, lợn thịt đứng đầu bảng chiếm 74% tổng sản lượng thịt gia súc, gia cầm của tỉnh. Thịt gia cầm đứng thứ hai và chỉ chiếm 17,4% tổng sản lượng. Tiếp đến là thịt bò với 8%. Như vậy, có thể thấy, nuôi lợn, gia cầm và cá nước ngọt là một thế mạnh của tỉnh Long An. Trong quy hoạch phát triển ngành nông-lâm-ngư nghiệp sắp tới, cần thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm và nuôi cá nước ngọt cùng với việc cải thiện quy trình và công nghệ nuôi phù hợp.

2.43 Đàn trâu của tỉnh Long An đã giảm trong những năm gần đây trong khi đàn bò tăng đáng kể. Số đàn gia cầm không ổn định do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Sự phát triển đàn bò và nhất là bò sữa có tiềm năng phát triển rất lớn, nhất là dựa vào điều kiện chăn thả, vị trí gần thị trường tiêu thụ (TP HCM) có nhu cầu lớn và tương đối ổn định. Cần tiếp tục đẩy mạnh chất lượng đàn bò trong quy hoạch phát triển. Kết quả cũng cho thấy hướng đi phù hợp trong phát triển chăn nuôi là áp dụng các giải pháp tổ chức sản xuất phù hợp, ứng dụng công nghệ mới, quy trình chăn nuôi khoa học, khép kín. 2.44 Hệ thống tổ chức thú y đã được thành lập từ tỉnh đến huyện và xã. Hệ thống khuyến nông của tỉnh cũng đã được hình thành và có liên kết với các cơ quan nghiên cứu, các viện nghiên cứu, trường đại học và sự tham gia rộng rãi của nhiều thành phần kinh tế, đoàn thể cung cấp các dịch vụ phục vụ chăn nuôi.

Thủy lợi

2.45 Nguồn nước và chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Long An không ổn định và rất phức tạp. Mùa khô, mực nước hạ thấp và nhiều khu vực bị nhiễm mặn. Có năm xâm nhập mặn theo sông Vàm Cỏ Tây lên tới Vĩnh Hưng, cách cửa biển gần 200km. Mùa mưa, nước sông Mê Kông đổ về gây ngập lụt kéo dài vùng ĐTM. Mặt khác, cuối mùa khô, đầu mùa mưa, phèn hoạt động trong đất bắt đầu bị rửa trôi làm tăng độ chua phèn trong nguồn nước mặt tại các kênh rạch, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Nhà nước đã đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi cho Vùng và cho tỉnh Long An qua nhiều năm, cùng với sự cố gắng của người dân địa phương, do đó, đã giải quyết một phần khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w