Tầm nhìn và mục tiêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 56 - 57)

4.1 Long An đặt mục tiêu phát triển thành một tỉnh phát triển và công nghiệp hóa vào năm 2020 nên tỉnh đặt ưu tiên mở rộng quy mô đầu tư phát triển công nghiệp và thu hẹp khoảng cách với các tỉnh khác trong vùng KTTĐPN cũng như các tỉnh khác trong cả nước. Trong khi đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, cần chú trọng cải thiện các vấn đề xã hội then chốt. Phát triển kinh tế – xã hội phải đảm bảo thân thiện và hài hòa với bảo vệ môi trường. Duy trì mối quan hệ láng giềng hữu nghị với các tỉnh bạn phía bên kia biên giới Campuchia.

4.2 Để đạt được các mục tiêu trên, Long An cần cụ thể hóa các mục tiêu này nhằm cung cấp cơ sở rõ ràng và định hướng cơ bản cho sự phát triển bền vững của tỉnh. Tầm nhìn của tỉnh Long An được xác định như sau:

(i) Long An sẽ trở thành điển hình phát triển bền vững ở Việt Nam, nơi các hoạt động kinh tế-xã hội hài hòa với môi trường;

(ii) Long An sẽ thực sự đóng vai trò là cửa ngõ và điểm giao thoa không chỉ giữa ĐBSCL và vùng KTTĐ phía Nam mà còn giữa vùng với thế giới, gồm Campuchia và Tiểu vùng sông Mê-kông Mở rộng và

(iii) Long An sẽ bổ sung chức năng đô thị cho thành phố HCMC đang ngày một lớn mạnh theo phương châm “hiệp đồng tác chiến” giữa TP.HCM và Long An.

4.3 Ý tưởng phát triển bền vững Long An nhằm đảm bảo phát triển các ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh gồm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cạnh tranh theo hướng cân bằng, đảm bảo công bằng xã hội và sự bền vững về môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái, phòng ngừa thảm họa và không gây ô nhiễm môi trường (xem Hình 4.1). Tầm nhìn và hỉnh ảnh tương lai của thành phố có thể được cụ thể hóa như sau;

(i) Cảnh quan chung của Long An được thể hiện qua hình ảnh các khu vực đô thị và công nghiệp phát triển có trật tự được gắn kết với mạng lưới GTVT hiệu quả, nằm xen kẽ với

các khu vực nông nghiệp, các khu rừng bảo tồn và hệ thống không gian mở. (ii) Tân An và Bến Lức sẽ chuyển mình

thành các khu đô thị hiện đại, cạnh tranh và gắn kết với hệ thống GTVT hiệu quả, gồm cả BRT/LRT (xe buýt nhanh và đường sắt nhẹ), với các trung tâm phát triển mới nhìn ra lưu vực sông hồ, v.v. (iii) Các khu vực liền kề TPHCM sẽ được đô

thị hóa để hỗ trợ quá trình phát triển, mở rộng đô thị của TPHCM và sẽ được phát triển theo hướng phù hợp hơn trong đó không gian xanh và mở được ưu tiên nhằm cải thiện môi trường tổng thể.

Hình 4.1 Ý tưởng phát triển tỉnh bền vững

Môi trường

Nông nghiệp Xã hội

Công nghiệp Dịch vụ

(iv) Vùng Đồng Tháp Mười sẽ vẫn là vùng nông nghiệp quan trọng với nền sản xuất lúa nước và ngành nông nghiệp đa dạng. Vùng sẽ được cung cấp hạ tầng GTVT và dịch vụ công cộng tốt hơn cùng với các trung tâm đô thị nhằm nâng cao điều kiện sống và các hoạt động ở khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tếxã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 56 - 57)