- Đánh giá đội ngũ thanhtra giáo dục bậc phổ thông xuất phát từ những căn cứ: + Tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu đề tài, xin rút ra một vài kết luận sau:
1.1. Đội ngũ là tập hợp của một nhóm người có cùng chức năng, nhiệm vụ, nghề nghiệp được tổ chức thành một lực lượng và cùng thực hiện một mục tiêu chung. Đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông là tập hợp của một nhóm người có cùng chức năng, nhiệm vụ, quyền kiểm tra, kiểm soát các cơ sở giáo dục bậc phổ thông được tổ chức thành một lực lượng nhằm đảm bảo pháp chế, tăng cường kỷ luật, nâng cao hiệu quả quá trình giáo dục bậc phổ thông, góp phần cải tiến, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục bậc phổ thông.
Quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của quản lý cấp Sở GD&ĐT và các Phòng GD&ĐT đối đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông nhằm phát huy tối đa sức mạnh của đội ngũ thanh tra, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục phổ thông. Quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông, người quản lý phải thực hiện các hoạt động:
-Tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông -Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông -Sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông
- Kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.
1.2. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nội dung trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra được đánh giá đạt từ mức khá đến tốt. Kết quả này chứng minh rằng công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An được thực hiện có hiệu quả. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vẫn còn nhiều cá nhân không có nguyện vọng nhưng vẫn “được” bổ nhiệm (trưng tập) làm nhiệm vụ thanh tra cũng như vẫn còn tồn tại một vài cá nhân trong đội ngũ thanh tra chưa hội đủ các yêu cầu của người làm công tác thanh tra.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông được đánh giá ứng thang điểm chuẩn khá và tốt. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ
thanh tra giáo dục bậc phổ thông là phong phú và đa dạng nhưng thực hiện chưa có sự đều tay từ phía những người lãnh đạo.
Các nội dung trong công tác sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An đều được đánh giá ứng thang điểm chuẩn mức khá và tốt. Công tác sử dụng đội ngũ thanh tra đã đạt được một số kết quả nhất định: cung cấp khá đầy đủ các loại văn bản hướng dẫn phục vụ cho công tác thanh tra; đội ngũ thanh tra được hướng dẫn nhiệm vụ thanh tra thật kỹ lưỡng; nhiệm vụ được phân công khi thanh tra là phù hợp với năng lực bản thân,…
Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An được thực hiện đạt mức “khá”. Hình thức đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông nổi trội là kiểm tra, đánh giá qua từng đợt thực hiện nhiệm vụ thanh tra và kiểm tra, đánh giá thông qua đánh giá của cấp trên vào cuối năm. Các cách thức đánh giá khác không được chú trọng. Kết quả này cho thấy việc thực hiện hai cách thức kiểm tra, đánh giá này của những người quản lý khá “mờ nhạt”.
1.3. Từ lý luận và thực tiễn đề tài đã đưa ra sáu giải pháp quản lý góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông. Sáu giải pháp đó là:
-Nâng cao nhận thức của ngành về công tác thanh tra và đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.
-Tổ chức tuyển chọn, quy hoạch, bổ nhiệm, bộ máy thanh tra giáo dục tại Sở GD&ĐT và các Phòng GD&ĐT của tỉnh.
-Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thanh tra cho đội ngũ thanh tra theo nội dung thanh tra bậc phổ thông.
-Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản về thanh tra giáo dục và quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục của tỉnh.
-Thực hiện kiểm tra, đánh giá và xếp loại hoạt động của đội ngũ thanh tra một cách đầy đủ, nghiêm túc.
-Đảm bảo kinh phí, điều kiện để đội ngũ thanh tra hoạt động có hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cả sáu giải pháp đều được đánh giá ứng với thang điểm chuẩn mức cần thiết và khả thi từ mẫu khảo sát. Điều này chứng tỏ các giải pháp
của đề tài là cần thiết và có thể thực hiện trong điều kiện của từng đơn vị nói riêng và của tỉnh nói chung đối với công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.
2. KIẾN NGHỊ