- Kiểm tra, đánh giá chính thức:
c. Thực trạng công tác sử dụng đội ngũ thanhtra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An
tỉnh Long An
* Các nội dung trong công tác sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An
Số liệu thống kê từ bảng 2.16. cho thấy các nội dung đều được đánh giá ứng thang điểm chuẩn mức khá và tốt khi điểm trung bình tìm được ở từng nội dung trải dài từ 4.32 đến 4.77.
Nổi trội hơn hết với ĐTB = 4.77 là nội dung phổ biến các văn bản quy định có liên quan đến việc sử dụng đội ngũ thanh tra nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Nội dung này có điểm trung bình ứng với thang điểm chuẩn mức tốt. Đặc biệt, nội dung này có đến 76.7% mẫu nghiên cứu cho rằng đạt mức tốt và 23.3% đạt mức khá. Việc sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục cần thiết có những văn bản liên quan hướng dẫn thực hiện, gồm những văn bản quy định về thanh tra viên, cộng tác viên, những kế hoạch hoạt động hay những văn bản có liên quan đều phải được phổ biến đến đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông. Đây là một ưu điểm cần tiếp tục phát huy để công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông đạt hiệu quả ngày một tốt hơn.
Kế đến là các nội dung: Phân công gắn với phân nhiệm cụ thể cho đội ngũ thanh tra giáo dục (ĐTB = 4.56); việc sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục dựa trên nhu cầu của Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT (ĐTB = 4.55); điều chỉnh kịp thời trong việc sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục (ĐTB = 4.55). Các nội dung này cũng có điểm trung bình ứng thang điểm chuẩn mức tốt. Kết quả này minh chứng rằng những nội dung cơ
bản của công tác sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông được thực hiện có hiệu quả từ việc phân nhiệm, sử dụng dựa trên nhu cầu và có điều chỉnh khi không phù hợp trong việc sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông. Việc sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục phải dựa trên nhu cầu của tình hình thực tế địa phương và của tỉnh nói chung.
Bảng 2.16. Các nội dung trong công tác sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông Stt NỘI DUNG Tỉ lệ (%) ĐTB Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 1
Việc sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục dựa trên nhu cầu của Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT
55.0 45.0 0.0 0.0 0.0 4.55
2 Phân công gắn với phân nhiệm cụ
thể cho đội ngũ thanh tra giáo dục 55.8 44.2 0.0 0.0 0.0 4.56
3
Phổ biến các văn bản quy định có liên quan đến việc sử dụng đội ngũ thanh tra nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
76.7 23.3 0.0 0.0 0.0 4.77
4
Bố trí, huy động đội ngũ thanh tra vào đoàn thanh tra dựa trên năng lực, nghiệp vụ, sở trường, hoàn cảnh của đội ngũ thanh tra
48.3 49.2 2.5 0.0 0.0 4.46
5 Điều chỉnh kịp thời trong việc sử
dụng đội ngũ thanh tra giáo dục 56.7 41.7 1.7 0.0 0.0 4.55 6 Thường xuyên rà soát, đánh giá việc
sử dụng đội ngũ thanh tra 33.3 65.0 1.7 0.0 0.0 4.32 Bố trí, huy động đội ngũ thanh tra vào đoàn thanh tra dựa trên năng lực, nghiệp vụ, sở trường, hoàn cảnh của đội ngũ thanh tra và thường xuyên rà soát, đánh giá việc sử dụng đội ngũ thanh tra là hai nội dung kế tiếp được đánh giá với điểm trung bình lần lượt là 4.46 và 4.32, ứng thang điểm chuẩn mức khá. Cô B.T.N cho biết: “Tôi thấy
nhiệm vụ thanh tra được phân công là hoàn toàn phù hợp với chuyên môn của mình do đó tôi thực hiện nhiệm vụ cũng tương đối tốt và ít có trở ngại”. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy việc phân công và huy động lực lượng vào đoàn thanh tra đã có sự “cân nhắc” rất kỹ của cán bộ quản lý. Tương tự, rà soát, đánh giá việc sử dụng đội ngũ cũng được thực hiện có hiệu quả.
44.1 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 4.7 4.8 Việc sử dụng dựa trên nhu
cầu… Phân công gắn với phân nhiệm… Phổ biến các văn bản có liên quan… Bố trí, huy động dựa trên năng lực,… Điều chỉnh kịp
thời… Rà soát, đánhgiá việc sử dụng…
Biểu đồ 2.14. Các nội dung trong công tác sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông
* Thái độ đối với các nhận xét trong công sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An
Kết quả thống kê từ bảng 2.17. cho thấy sự đánh giá của mẫu nghiên cứu đối với các nhận xét xoay quanh công tác sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An khá chênh lệch.
Hai nhận xét được lựa chọn là “có” trên 90.0% là nhận xét: Được cung cấp khá đầy đủ các loại văn bản hướng dẫn phục vụ cho công tác thanh tra (94.2%) và đội ngũ thanh tra được hướng dẫn nhiệm vụ thanh tra thật kỹ lưỡng (91.7%). Kết quả này cho thấy đội ngũ thanh tra khi thực hiện nhiệm vụ có sự hỗ trợ về mặt các văn bản pháp quy của người quản lý cũng như cách thực hiện nhiệm vụ theo quy trình nhất định trong thực tiễn. Ông T.Q.B cho biết: “Khi thực hiện một đợt thanh tra nào đó thì chúng tôi thường cung cấp cho các cộng tác viên những văn bản quy định về vấn đề đó và hướng dẫn họ thật kỹ lưỡng để họ thực hiện nhiệm vụ cho hiệu quả”. Kết quả phỏng vấn một lần nữa khẳng định lại nhận định trên là khá khách quan.
Bảng 2.17. Thái độ về các nhận xét trong công tác sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông
Stt Nhận xét
Tỉ lệ (%)
Có Không
1 Đội ngũ thanh tra không hề biết trước kế hoạch tham
gia thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong năm 38.3 61.7 2 Được cung cấp khá đầy đủ các loại văn bản hướng
dẫn phục vụ cho công tác thanh tra 94.2 5.8
3 Đội ngũ thanh tra được hướng dẫn nhiệm vụ thanh tra
thật kỹ lưỡng 91.7 8.3
4 Nhiệm vụ được phân công khi thanh tra là không phù
hợp với năng lực bản thân 25.8 74.2
Nhận xét “đội ngũ thanh tra không hề biết trước kế hoạch tham gia thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong năm” chỉ có 38.3% cho rằng là “có” và 61.7% nhóm đối
tượng khảo sát cho rằng mình biết trước kế hoạch thanh tra trong năm. Thực tế cho thấy, đầu năm Sở GD&ĐT và các Phòng GD&ĐT sẽ lên kế hoạch hoạt động thanh tra trong năm. Dựa vào kế hoạch đó, đội ngũ thanh tra sẽ biết được kế hoạch hoạt động mà mình có thể được tham gia thực hiện nhiệm vụ.
Cuối cùng là nhận xét nhiệm vụ được phân công khi thanh tra là không phù hợp với năng lực bản thân với 74.2% trả lời là “không” cho thấy các nhiệm vụ được phân công cho từng cá nhân là phù hợp với đội ngũ thanh tra. Nhận xét này một lần nữa khẳng định lại tính hiệu quả của việc phân công, phân nhiệm đối với đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông đã khẳng định ở trên. Tuy nhiên, nhận xét này cũng còn 25.8% nhóm đối tượng khảo sát cho rằng “có”. Với con số này, thiết nghĩ rằng người quản lý cần có những biện pháp nhằm cải thiện lại việc phân công của mình để đội ngũ thanh tra có thể phát huy hết năng lực.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Đội ngũ thanh tra không
hề biết trước kế hoạch Được cung cấp khá đầyđủ các loại văn bản Đội ngũ thanh tra đượchướng dẫn nhiệm vụ thanh tra
Nhiệm vụ được phân công khi thanh tra là
không phù hợp
CóKhông Không
Biểu đồ 2.15. Thái độ đối với các nhận xét trong công tác sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông