Yêu cầu về phẩm chất của đội ngũ thanhtra giáo dục bậc phổ thông

Một phần của tài liệu quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh long an (Trang 32 - 34)

a. Tiêu chuẩn:

1.3.3.1.Yêu cầu về phẩm chất của đội ngũ thanhtra giáo dục bậc phổ thông

Thanh tra các vụ việc ở phạm vi hẹp có nội dung liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ cụ thể trong quản lý, khối lượng thông tin, tài liệu phải thu thập, phân tích,tổng hợp ở mức độ nhất định.

Qua việc thanh tra đề xuất được những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản phù hợp với yêu cầu quản lý ngành.

1.3.3. Phẩm chất, kỹ năng của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Nói đến phẩm chất, kỹ năng của một người là nói đến tư cách đạo đức và khả năng của người đó ứng dụng tri thức khoa học vào hoạt động thực tiễn. Còn nói đến phẩm chất của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông thì phải hiểu là những tiêu chuẩn, nguyên tắc mà nhà nước và xã hội thừa nhận, quy định hành vi, xử sự của đội ngũ thanh tra giáo dục trong quan hệ công tác, quan hệ xã hội. Còn kỹ năng của đội ngũ thanh tra chính là khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kiến thức của bản thân vào thực tiễn công tác thanh tra. Phó Tổng thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng đã có sự phân tích chi tiết về phẩm chất và kỹ năng của người cán bộ thanh tra nói chung [47]. Theo chúng tôi, đó cũng chính là những phẩm chất và kỹ năng mà đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông cần phải trang bị cho bản thân:

1.3.3.1. Yêu cầu về phẩm chất của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông thông

Có thể đề cập, phân tích phẩm chất của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông trên nhiều khía cạnh. Thế nhưng trong hoạt động quản lý nói chung, có ba nội dung liên quan đến phẩm chất của đội ngũ thanh tra:

Một là, đội ngũ thanh tra phải thấm nhuần và luôn trung thành với mục tiêu của tổ chức, phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn đặt lợi ích tổ chức, của tập thể lên trên hết. Thanh tra nhằm xem xét, đánh giá việc thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai lệch để hướng việc thực hiện đến đạt mục tiêu đó. Do đó, đội ngũ thanh tra phải thấm nhuần và phải luôn trung thành với mục tiêu đề ra. Nắm rõ mục tiêu quản lý giúp đội ngũ thanh tra thấy được những biểu hiện sai lệch để có những nhận xét, đánh giá, kiến nghị chấn chỉnh kịp thời. Mặt khác, thấm nhuần mục tiêu quản lý cũng giúp đội ngũ có thể phát hiện, kiến nghị được những nhân tố, hướng đi mới có hiệu quả hướng đến mục tiêu. Trong quản lý nhà nước về giáo dục, đội ngũ thanh phải luôn đối mặt với rất nhiều khó khăn. Có sự khó khăn do nội dung, tính chất công việc cụ thể mà mình phải tiến hành thanh tra, đòi hỏi đội ngũ thanh tra phải nỗ lực, không quản ngại, tìm mọi biện pháp để vượt qua khó khăn, tranh tình trạng dễ thì làm, khó thì bỏ. Có những khó khăn đến từ các đối tượng liên quan như đối tượng thanh tra mua chuộc, dụ dỗ, dọa nạt, đòi hỏi người làm công tác thanh tra phải có bản lĩnh, dũng cảm vượt qua. Cũng có khó khăn xuất phát từ chính bản thân của đội ngũ thanh tra như những tác động từ cuộc sống hàng ngày, gia đình, bạn bè, khiến sự xuất hiện những tư tưởng về lợi ích cá nhân, có sự so bì với những người khác trong cùng điều kiện làm việc.

Hai là, đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông phải có phong cách làm việc nghiêm túc, phải coi trọng và luôn ứng xử theo những tiêu chuẩn, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của nghề thanh tra. Phong cách làm việc tốt của đội ngũ thanh tra trước hết là tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Có trách nhiệm cao thì mới có khả năng tạo ra hiệu quả công tác. Đội ngũ thanh tra luôn là những người có chức vụ, quyền hạn, do đó người làm công tác thanh tra trước hết là phải biết dựa vào quần chúng, gần gũi quần chúng. Mặt khác, đội ngũ thanh tra phải biết phòng, chống các biểu hiện chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái, phô trương, quan cách; phải biết sắp xếp công việc một cách khoa học, phải tỉ mỉ, sâu sát; luôn có ý thức học tập nâng cao trình độ, thường xuyên tổng kết công tác, đúc rút kinh nghiệm, sáng kiến để đổi mới phong cách làm việc ngày càng hiệu quả.

Đội ngũ thanh tra nhất thiết phải coi trọng và ứng xử theo những tiêu chuẩn, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của mình. Khi thực hiện nhiệm vụ, nếu đội ngũ thanh tra dễ dàng bỏ qua thậm chí ứng xử trái với những tiêu chuẩn, nguyên tắc, chuẩn mức đạo đức nghề nghiệp thì bên cạnh việc làm ảnh hưởng đến hình ảnh của đội ngũ thanh tra, làm giảm hiệu lực của thanh tra còn có thể dẫn đến tình trạng dễ dãi trong xem xét, đánh giá, kết luận, thậm chí không dám nhắc nhở, phê bình, yêu cầu chấn chỉnh những biểu hiện sai trái vì chính bản thân mình cũng là người vi phạm…

Ba là, đội ngũ thanh tra phải có lối sống lành mạnh, tư tưởng trong sáng, thực sự là tấm gương trong công tác và trong cuộc sống. Hồ Chủ tịch đã dạy rằng “Cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soi mặt, gương mờ thì không thể soi được” [47]. Nếu đội ngũ thanh tra không có lối sống lành mạnh, tư cách đạo đức trong sáng thì không thể vận động thuyết phục được quần chúng. Khi xem xét, đánh giá người khác và nhất là hướng dẫn cho họ thực hiện chính sách, pháp luật, các quy định của tổ chức mà bản thân người làm công tác thanh tra lại là người vi phạm hoặc có vấn đề về tư cách đạo đức thì tính thuyết phục không cao, công tác quản lý không thể đạt được hiệu lực, hiệu quả.

Một phần của tài liệu quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh long an (Trang 32 - 34)