Các nội dung trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanhtra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Một phần của tài liệu quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh long an (Trang 75 - 82)

- Kiểm tra, đánh giá chính thức:

b.Các nội dung trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanhtra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

* Các nội dung trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Số liệu thống kê từ bảng 2.13. cho thấy các nội dung trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông được đánh giá ứng thang điểm chuẩn khá và tốt khi có điểm trung bình trải dài từ 4.01 đến 4.65.

Điểm trung bình nổi trội hơn hết là điểm trung bình ở các nội dung: Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ thanh tra theo đúng kế hoạch đề ra (ĐTB = 4.65); thực hiện công tác bồi dưỡng, đào tạo đúng người, đúng nghiệp vụ thanh tra (ĐTB = 4.63); kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ thanh tra giáo dục ngay từ đầu năm (ĐTB = 4.61). Cả ba nội

dung này đều ứng với thang điểm chuẩn mức tốt. Công tác bồi dưỡng đội ngũ thanh tra thường được tổ chức vào dịp hè hay đầu năm học. Các nội dung thường là những quy định mới của Bộ GD&ĐT về thanh tra giáo dục hay hội nghị tổng kết công tác thanh tra, thông qua đó tiến hành rút kinh nghiệm. Người tham gia vào các buổi hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng đó là các chuyên viên phụ trách thanh tra các Phòng GD&ĐT, cộng tác viên thanh tra. Ngoài ra, còn có sự tham gia của các cán bộ quản lý trường phổ thông với mục đích giúp họ có thể tự giám sát công tác quản lý của chính mình đồng thời có sự hợp tác với đội ngũ làm công tác thanh tra. Kết quả nghiên cứu thu được này cho phép kết luận rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra tại tỉnh Long An là có kế hoạch và đã thực hiện theo đúng kế hoạch ban đầu đề ra.

Bảng 2.13. Các nội dung trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông Stt NỘI DUNG Tỉ lệ (%) ĐTB Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 1

Kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ thanh tra giáo dục ngay từ đầu năm

60.8 39.2 0.0 0.0 0.0 4.61

2

Thực hiện công tác bồi dưỡng, đào tạo đúng người, đúng nghiệp vụ thanh tra

62.5 37.5 0.0 0.0 0.0 4.63

3 Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ thanh

tra theo đúng kế hoạch đề ra 65.8 33.3 0.8 0.0 0.0 4.65 4

Tạo điều kiện để đội ngũ thanh tra giáo dục bồi dưỡng nghiệp vụ: tài liệu, thời gian, tài chính,…

51.7 41.7 6.7 0.0 0.0 4.45

5

Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ thanh tra giáo dục

15.8 69.2 15.0 0.0 0.0 4.01

6 Kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo,

Các nội dung còn lại có điểm trung bình ứng thang điểm chuẩn mức khá là: Tạo điều kiện để đội ngũ thanh tra giáo dục bồi dưỡng nghiệp vụ: tài liệu, thời gian, tài chính,… (ĐTB = 4.45); kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra (ĐTB = 4.23); xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ thanh tra giáo dục (ĐTB = 4.01). Kết quả cho thấy các nội dung khác trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông cũng được thực hiện đạt mức khá từ việc tạo điều kiện bồi dưỡng nghiệp vụ; kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng hay thực hiện các chính sách đãi ngộ. Tuy nhiên, kết quả này cần được những người quản lý phát huy hơn nữa để nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An.

3.63.7 3.7 3.8 3.9 4 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 4.7 Kế hoạch bồi

dưỡng, đào tạo dưỡng, đào tạoCông tác bồi đúng người

Tổ chức bồi dưỡng đúng kế

hoạch

Tạo điều kiện… Thực hiện chính

sách đãi ngộ… Kiểm tra, đánhgiá kết quả…

Biểu đồ 2.11. Các nội dung trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

* Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Số liệu thống kê từ bảng 2.14. cho thấy kết quả nghiên cứu các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An có sự phân hóa tỉ lệ khá rõ. Điều này minh chứng rằng các hình thức đều được sử dụng nhưng mức độ không giống nhau, có độ chênh lệch nhất định trong thực tiễn.

Bảng 2.14. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Stt Hình thức Tỉ lệ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của Bộ GD&ĐT 30.0 2 Bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT hàng

năm 81.7

3 Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra tại trường CBQL 8.3 4 Bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ (sau đại học) 6.7 5 Bồi dưỡng qua các hoạt động thanh tra được phân công 62.5

6 Tự bồi dưỡng của đội ngũ thanh tra 36.7

Hình thức được sử dụng phổ biến nhất là đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT hằng năm với 81.7% nhóm khảo sát lựa chọn và bồi dưỡng qua các hoạt động thanh tra được phân công. Vào mỗi năm học Sở GD&ĐT cũng như các Phòng GD&ĐT sẽ lên kế hoạch đào tạo hay bồi dưỡng cho đội ngũ thanh tra giáo dục. Kế hoạch đó sẽ thông báo đến đội ngũ thanh tra biết và tham gia theo đúng như kế hoạch. Ông H.V.T cho biết: “Trong năm học, chúng tôi được Sở GD&ĐT thông báo thời gian nào chúng tôi sẽ tham dự những buổi tập huấn, hội thảo, chuyên đề,… do Sở tổ chức. Ngoài ra, chúng tôi còn được bồi dưỡng thông qua các họat động thanh tra được phân công”. Đây là hình thức bồi dưỡng không tốn kém nhưng đem lại hiệu quả tương đối tốt bởi thông qua những hoạt động thanh tra thực tiễn đội ngũ thanh tra sẽ dễ dàng bồi dưỡng cho chính bản thân mình những nghiệp vụ, kỹ năng cần thiết của người làm công tác thanh tra.

Kế đến, hai hình thức: tự bồi dưỡng của đội ngũ thanh tra (36.7%) và bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của Bộ GD&ĐT (30.0%). Kết quả này khẳng định rằng

hai hình thức này được chỉ được sử dụng mức “trung bình”. Kết quả phỏng vấn cho biết: “Những lần bồi dưỡng ở Bộ GD&ĐT thường thì những cán bộ lãnh đạo, chuyên viên Sở, Phòng mới có điều kiện để tham gia. Việc tham gia thì cũng hạn chế người tham dự bởi sự tốn kém của nó”.Còn về phía tự bồi dưỡng của đội ngũ thanh tra, hình thức này đòi hỏi sự tự giác của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông cũng như sự khuyến khích từ phía những người quản lý đội ngũ này, thế nhưng hình thức này không mang tính bắt buộc và khó kiểm soát trong thực tiễn.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Bồi dưỡng theo quy định của Bộ

GD&ĐT

Bồi dưỡng của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT

Bồi dưỡng tại

trường CBQL Bồi dưỡng sauđại học động thanh traQua các hoạt Tự bồi dưỡng

Biểu đồ 2.12. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Hai hình thức còn lại là bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra tại trường CBQL (8.3%) và bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ (sau đại học) chỉ với 6.7% lựa chọn. Với một tỉ lệ “khiêm tốn” này, có thể khẳng định rằng hai hình thức này chưa được người quản lý thực hiện phổ biến. Ông N.X.X cho biết: “Đối với đội ngũ thanh

tra viên, chương trình đào tạo của họ quá rõ ràng. Nhưng còn về phía của đội ngũ cộng tác viên thanh tra thì hiện nay chưa có chương trình bồi dưỡng nào của Bộ GD&ĐT được ban hành. Trong khi đó, Nghị định 54 quy định chương trình bồi dưỡng cộng tác viên thanh tra giáo dục là do Bộ GD&ĐT ban hành. Điều này làm cho chúng tôi thực sự băn khoăn, vì vậy chương trình bồi dưỡng cho đội ngũ này hiện tại vẫn chỉ là các quy định của Bộ GD&ĐT hay Chính phủ mới ban hành mà thôi”.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông là phong phú và đa dạng nhưng chưa có sự đồng đều ở tất cả các hình thức. Chúng tôi thiết nghĩ rằng các hình thức này cần được quan tâm thực hiện nhiều hơn nữa thì mới nâng cao được hiệu quả công tác thanh tra giáo dục tại tỉnh Long An, đặc biệt là công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.

* Thái độ đối với các nhận xét trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Bảng 2.15. Thái độ đối với các nhận xét trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Stt Nhận xét

Tỉ lệ (%) Có Không

1 Đội ngũ thanh tra ít có cơ hội đi tập huấn, bồi

dưỡng nghiệp vụ thanh tra 47.5 52.5

2 Những kiến thức trong các đợt tập huấn, hội thảo ít

hỗ trợ cho nhiệm vụ thanh tra 35.0 65.0

3 Hoạt động bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ thanh tra

còn mang tính lựa chọn đối tượng 46.7 53.3

4 Ít tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo liên quan đến

công tác thanh tra 55.8 44.2

Số liệu thống kê từ bảng 2.15. cho thấy Sở GD&ĐT và các Phòng GD&ĐT ít tổ chức các đợt tập tuấn, hội thảo liên quan đến công tác thanh tra giáo dục bậc phổ thông (55.8%) cho đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông. Đây là một hạn chế trong công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An hiện nay.

Tiếp theo là hai nhận xét: Đội ngũ thanh tra ít có cơ hội đi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra (47.5%) và hoạt động bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ thanh tra còn mang tính lựa chọn đối tượng (46.7%). Các tỉ lệ này đều gần “chạm” mức 50.0% mẫu khảo sát. Điều này chứng tỏ việc tham gia các đợt tập huấn, hội thảo của đội ngũ thanh tra giáo dục vẫn còn hạn chế. Cô N.T.N cho biết: “Từ lúc được trưng tập làm cộng tác viên tới giờ tôi chỉ được tham dự một lần tập huấn để phổ biến và học tập các quy định về thanh tra mà thôi”.

0 10 20 30 40 50 60 70

Đội ngũ thanh tra ít có cơ

hội đi tập huấn… Kiến thức trong các đợt tậphuấn ít hỗ trợ… Còn mang tính lựa chọn đốitượng Ít tổ chức các đợt tập huấn,hội thảo…

CóKhông Không

Biểu đồ 2.13. Thái độ đối với các nhận xét trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Cuối cùng là nhận định những kiến thức trong các đợt tập huấn, hội thảo ít hỗ trợ cho nhiệm vụ thanh tra với 65.0% cho rằng “không”. Kết quả này có thể khẳng định nội dung của các đợt tập huấn, hội thảo đã hỗ trợ tích cực cho đội ngũ thanh tra giáo

dục bậc phổ thông trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Thế nhưng, kết quả vẫn còn có đến 35.0% nhóm khảo sát trả lời “có”. Chúng tôi hy vọng con số này sẽ làm những người quản lý nghiên cứu và bổ sung vào những đợt tập huấn đó những kiến thức thật bổ ích.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho phép kết luận rằng việc tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo thanh tra giáo dục bậc phổ thông là còn ít. Chính vì vậy, đội ngũ thanh tra ít có cơ hội tham gia. Chúng tôi hy vọng, kết quả này sẽ giúp cho những người có trách nhiệm xây dựng lại kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông theo chiều sâu lẫn rộng, số lượng cũng như chất lượng để tiến hành trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh long an (Trang 75 - 82)