0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Nội dung thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ THANH TRA GIÁO DỤC BẬC PHỔ THÔNG TẠI TỈNH LONG AN (Trang 97 -99 )

- Kiểm tra, đánh giá chính thức:

b. Nội dung thực hiện giải pháp

- Sở GD&ĐT và các Phòng GD&ĐT tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, giáo viên thuộc cấp quản lý của mình về các vấn đề chung của hoạt động thanh tra giáo dục bậc phổ thông trong tình hình hiện nay.

* Nội dung tuyên truyền phổ biến

+ Các văn bản pháp quy, các quy định chung của Nhà nước về thanh tra giáo dục, thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra giáo dục. Các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ GD&ĐT, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương.

+ Vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của đội ngũ thanh tra giáo dục, đối tượng được thanh tra.

* Hình thức tuyên truyền phổ biến

+ Sở GD&ĐT xuất bản tập san chuyên đề về thanh tra giáo dục bậc phổ thông phát hành tới đội ngũ thanh tra giáo dục, các Phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục bậc phổ thông trong tỉnh.

+ Tiến hành lồng ghép tuyên truyền về thanh tra giáo dục bậc phổ thông trong lớp bồi dưỡng chính trị đầu năm do Sở GD&ĐT tổ chức cho đối tượng là các cán bộ cốt cán Phòng GD&ĐT, các trường phổ thông.

+ Sở GD&ĐT và các Phòng GD&ĐT tổ chức phổ biến các vấn đề về thanh tra giáo dục cho cán bộ quản lý các trường, cơ sở giáo dục thuộc quyền. Người truyền đạt là cán bộ cốt cán của Sở GD&ĐT và các phòng GD&ĐT đã dự lớp tập huấn về thanh tra giáo dục.

+ Hiệu trưởng truyền đạt nhận thức của mình về thanh tra giáo dục cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường trong đợt sinh hoạt chính trị đầu năm và các kỳ họp hội đồng nhà trường.

+ Đoàn thanh tra và các cộng tác viên thanh tra khi đi thanh tra các trường, cần kết hợp truyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về công tác thanh tra nói chung và đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông nói riêng.

- Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề về thanh tra cho cán bộ Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT, cán bộ quản lý các trường và đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông. Thanh tra là hoạt động đặc biệt của quản lý, đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông là người thực hiện các hoạt động thanh tra. Vì vậy, đối với cán bộ quản lý Sở GD&ĐT và các Phòng GD&ĐT, các trường và đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông phải là người có nhận thức đúng đắn nhất và công tác thanh tra. Ngoài những vấn đề đã nêu, các đối tượng này cần được tập huấn nâng cao nhận thức về một số vấn đề như:

+ Các quan điểm của Đảng, nhà nước, địa phương và ngành giáo dục về phát triển giáo dục và đào tạo trong bối cảnh đổi mới hiện nay.

+ Nội dung của các vấn đề đổi mới giáo dục và đổi mới công tác thanh tra. + Nội dung về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam.

+ Yêu cầu cụ thể của tổ chức thanh tra và đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông trong giai đoạn hiện nay.

* Các hình thức bồi dưỡng nhận thức như sau:

+ Sở GD&ĐT tổ chức bồi dưỡng tập trung cho cán bộ quản lý các Phòng GD&ĐT, thanh tra viên cốt cán và đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục.

+ Phòng GD&ĐT sử dụng cán bộ cốt cán, tổ chức bồi dưỡng cho tất cả cán bộ quản lý và đội ngũ thanh tra trong phạm vi quản lý của mình.

+ Khuyến khích các cán bộ quản lý, thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra tự nghiên cứu tài liệu, sách báo để tìm hiểu, bổ sung nhận thức về thanh tra giáo dục.

- Kiểm tra, đánh giá trình độ nhận thức của cán bộ, giáo viên, cán bộ quản lý, thanh tra viên, đội ngũ cộng tác viên thanh tra để có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng và cập nhật thông tin cho đội ngũ về công tác thanh tra giáo dục bậc phổ thông.

* Các hình thức kiểm tra, đánh giá

+ Sau các đợt tập huấn, bồi dưỡng về thanh tra giáo dục, thực hiện bài kiểm tra, hoặc bài viết thu hoạch ngay tại lớp bồi dưỡng bằng hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận tuỳ theo đối tượng, thời gian, nội dung thông tin cần kiểm tra để đánh giá nhận thức và hiểu biết. Nội dung kiểm tra cần chú trọng đến những vấn đề có liên quan, phục vụ thiết thực cho công việc của từng đối tượng tham gia tập huấn, bồi dưỡng.

+ Qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị và cá nhân cũng là dịp để nắm được thực trạng nhận thức và hiểu biết của cán bộ, giáo viên được thanh tra, kiểm tra bằng cách trao đổi, phỏng vấn trực tiếp, đặc biệt nó được kiểm chứng bằng ý thức, thái độ và bằng những việc làm cụ thể. Đối với đội ngũ thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra giáo dục trên cơ sở kiến thức nghiệp vụ thanh tra đã được học tập, bồi dưỡng và tập huấn, thì trong khi tác nghiệp cũng bộc lộ rất rõ những ưu điểm và tồn tại về nhận thức, cũng như hiểu biết của mình về thanh tra giáo dục. Người quản lý phải nắm bắt kịp thời, phân loại đối tượng để có hình thức, biện pháp phù hợp để nâng cao nhận thức, hiểu biết cho họ về thanh tra giáo dục bậc phổ thông.

Tóm lại, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về thanh tra giáo dục có nghiêm túc thì các cá nhân mới thấy được trách nhiệm của mình và quan tâm một cách đầy đủ đến hoạt động thanh tra, có ý thức hợp tác một cách tích cực với lực lượng thanh tra để thanh tra giáo dục thực sự là khâu quan trọng trong quy trình quản lý.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ THANH TRA GIÁO DỤC BẬC PHỔ THÔNG TẠI TỈNH LONG AN (Trang 97 -99 )

×