- Đánh giá đội ngũ thanhtra giáo dục bậc phổ thông xuất phát từ những căn cứ: + Tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.
3.3.1. Mô tả cách thức khảo sát tính cần thiết và khả thi của các giải pháp 1 Công cụ khảo sát
3.3.1.1. Công cụ khảo sát
Công cụ khảo sát này là phiếu thăm dò ý kiến trên 120 cá nhân, bao gồm: Phó Giám đốc Sở phụ trách Phòng Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo; Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo; các Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện; đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông. Phiếu thăm dò có ba phần: mục đích khảo sát; phần thông tin cá nhân và giải pháp khảo sát. Phần giải pháp khảo sát gồm sáu giải pháp: Nâng cao nhận thức của ngành về công tác thanh tra và đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông; tổ chức tuyển chọn, quy hoạch, bổ nhiệm, bộ máy thanh tra giáo dục tại Sở Giáo dục và Đào tạo và các Phòng Giáo dục và Đào tạo của tỉnh; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thanh tra cho đội ngũ thanh tra theo nội dung thanh tra bậc phổ thông; xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản về thanh tra giáo dục và quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục của tỉnh; thực hiện kiểm tra, đánh giá và xếp loại hoạt động của đội ngũ thanh tra một cách đầy đủ, nghiêm túc; đảm bảo kinh phí, điều kiện để đội ngũ thanh tra hoạt động có hiệu quả.
Tất cả các câu hỏi về các giải pháp đều có ba mức độ và người trả lời chỉ được chọn một mức độ duy nhất.
3.2.1.2. Cách tính điểm của phiếu hỏi
Sau khi thu về phiếu thăm dò ý kiến, đề tài sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để tiến hành thống kê: tính điểm trung bình cho tất cả các giải pháp khảo sát.
Ngoài ra, tiến hành tính tỉ lệ phần trăm (%) cho mỗi mức độ của từng giải pháp mà đề tài đã đề xuất.
Bảng 3.1. Cách tính điểm của phiếu hỏi
Điểm trung bình Mức độ cần thiết Mức độ khả thi
2.51 3.00 Cần thiết Khả thi
1.51 2.50 Ít cần thiết Ít khả thi
3.3.2. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An