Nội dung quản lý đội ngũ thanhtra giáo dục bậc phổ thông theo các chức năng quản lý

Một phần của tài liệu quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh long an (Trang 38 - 41)

a. Tiêu chuẩn:

1.4.2.1.Nội dung quản lý đội ngũ thanhtra giáo dục bậc phổ thông theo các chức năng quản lý

năng quản lý

Công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông được phân tích trên bốn chức năng sau:

Chức năng kế hoạch hóa

Kế hoạch hóa là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông. Việc lập kế hoạch giúp cho nhà quản lý có khả năng ứng phó với sự bất định và sự thay đổi trong công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông; cho phép nhà quản lý tập trung sự chú ý vào các mục tiêu quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông, lựa chọn những phương an tối ưu, tiết kiệm nguồn lực tạo hiệu quả cho công tác quản lý của tổ chức cũng như tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm tra việc thực hiện việc quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.

Kế hoạch hoá công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông là lựa chọn một trong những phương án hành động tương lai của đơn vị, nó bao gồm sự lựa chọn các mục tiêu của cơ sở và từng bộ phận, xác định các phương thức để đạt được các mục tiêu.

Kế hoạch hóa công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông bao gồm xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định.

Chức năng tổ chức

Chức năng tổ chức trong quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu của cấp quản lý và chủ thể quản lý. Không những thế mà chức năng tổ chức trong quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông còn phải chú ý đến phương thức hoạt động, đến quyền hạn của từng bộ phận, tạo điều kiện cho sự liên kết ngang, dọc và đặc biệt chú ý đến việc bố trí cán bộ - người vận hành các khâu trong kế hoạch đã đề ra.

Chức năng tổ chức trong công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông là một quá trình bao gồm năm bước:

- Lập danh sách các công việc cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu quản lý quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.

- Phân công lao động hợp lý đối với quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.

- Kết hợp các nhiệm vụ của các thanh tra giáo dục bậc phổ thông một cách logic và hiệu quả.

- Thiết lập cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa các thành viên hay bộ phận tạo điều kiện đạt mục tiêu quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông một cách dễ dàng.

- Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh hiệu quả lao động của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.

Chức năng chỉ đạo

Sau khi hoạch định và sắp xếp tổ chức, người cán bộ quản lý phải điều khiển cho hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông. Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến cả hệ thống quản lý một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc đạt mục tiêu chung của công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.

Chức năng chỉ đạo công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông là làm việc với con người một cách khái quát và cụ thể. Chỉ đạo trong công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông như là sự tác động nghệ thuật đến con người sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Chỉ đạo công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông là việc các nhà quản lý tiến hành các hoạt động:

+ Theo dõi, giám sát các bộ phận, cá nhân thực hiện quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

+ Ra những quyết định điều chỉnh đối với công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

+ Thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc các bộ phận thực hiện phát quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

+ Thiết lập những chế độ, chính sách động viên người thực hiện quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

+ Báo cáo, hội họp rút kinh nghiệm trong công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.

Chức năng kiểm tra

Chức năng kiểm tra là đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm để bảo đảm rằng các mục tiêu và các kế hoạch vạch ra đã và đang được hoàn thành.

Kiểm tra công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông là hoạt động quan sát và kiểm nghiệm mức độ đạt được công việc của cả hệ thống quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.

Kiểm tra công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông là một tiến trình gồm tám bước:

- Từ thực tế, xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.

- Tiến hành đo lường kết quả thực tế quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.

- So sánh thực tại với các tiêu chuẩn quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.

- Xác định các sai lệch trong quá trình quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiến hành phân tích các nguyên nhân sai lệch trong công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.

Một phần của tài liệu quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh long an (Trang 38 - 41)