Giải pháp 4: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản về thanhtra giáo dục và quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục của tỉnh

Một phần của tài liệu quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh long an (Trang 106 - 110)

- Tiêu chí đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên khi thanhtra chuyên đề, thanh tra toàn diện.

3.2.4. Giải pháp 4: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản về thanhtra giáo dục và quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục của tỉnh

a. Mục đích của giải pháp

- Tạo cơ sở pháp lý để thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra và cán bộ quản lý giáo dục thuận lợi trong khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình.

- Hoàn thiện các văn bản chỉ đạo và cụ thể hoá các văn bản chỉ đạo của thanh tra cấp trên không chỉ là hành lang pháp lý cho thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra giáo dục các cấp từ sở đến trường mà nó còn giúp cho các hoạt động thanh tra giáo dục và quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục - đào tạo có sự phân định rõ ràng, tránh sự chồng chéo, sót việc, tạo sự thống nhất tương đối giữa hoạt động quản lý và hoạt động thanh tra, vì thanh tra và quản lý là hai hoạt động độc lập với nhau, nhưng không đối lập với nhau.

- Tăng cường và nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo để nâng cao chất lượng dạy và học, cũng như các hoạt động khác trong phạm vi quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo Long An và các Phòng GD&ĐT.

b. Nội dung thực hiện giải pháp

Hệ thống được các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra và thanh tra giáo dục. Phân định các loại văn bản chỉ đạo lâu dài và chỉ đạo mang tính chất thời điểm. Cập nhật kịp thời các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để làm cơ sở tham mưu xây dựng các văn bản mới, hoàn thiện và cụ thể hoá các nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục trong phạm vi quản lý của mình.

Các văn bản cần nghiên cứu là: - Luật Giáo dục

- Luật Thanh tra

- Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT - Nghị định số 97/2011/NĐ-CP của Chính phủ

- Các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo & Đào tạo về hoạt động thanh tra - Hướng dẫn nhiệm vụ năm học và công tác thanh tra của Bộ GD& ĐT.

Xác định thực trạng các hoạt động giáo dục, hoạt động thanh tra giáo dục, nhất là thanh tra hoạt động dạy học, thu thập đầy đủ thông tin về những vấn đề có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện, đến vị thế uy tín của ngành, trên cơ sở phân tích điểm mạnh, yếu, nguyên nhân của các yếu tố trên, rà soát với các yêu cầu để làm cơ sở cho công tác tham mưu.

Tham mưu với các cấp lãnh đạo cụ thể hoá văn bản hướng dẫn tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục về một nội dung, phải được chuẩn y, ký duyệt bảo đảm tính pháp lý. Để có cơ sở thực tiễn tham mưu, Thanh tra Sở không chỉ nghiên cứu các văn bản quản lý mà phải xác định được thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra giáo dục các cấp học, và hoạt động thanh tra của các đơn vị từ Sở đến trường theo một số nội dung sau:

- Số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ thanh tra (phẩm chất, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực và uy tín của đội ngũ thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra).

- Cơ chế tổ chức hoạt động của thanh tra giáo dục.

- Kết quả hoạt động thanh tra từ Sở đến trường, nguyên nhân của kết quả, tồn tại và yếu kém.

Sau khi nghiên cứu, phân tích những kết quả đã đạt được, những tồn tại và yếu kém, cũng như nguyên nhân của kết quả, tồn tại, yếu kém của hoạt động thanh tra giáo dục trong phạm vi quản lý, chỉ đạo, Thanh tra sở, các Phòng GD&ĐT so sánh thực trạng với các văn bản chỉ đạo để có hướng điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện văn bản chỉ đạo và hướng dẫn cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

Tham mưu với các cấp lãnh đạo và quản lý ra văn bản, chủ động cụ thể hoá văn bản hướng dẫn công tác thanh tra cho các cơ sở giáo dục và các đoàn thanh tra hoạt động giáo dục theo các nội dung sau:

- Hướng dẫn kiện toàn bộ máy thanh tra giáo dục từ Sở đến trường.

- Các văn bản hướng dẫn xây dựng bộ máy hoạt động thanh tra giáo dục từ Sở đến trường hiện nay mới chỉ là những định hướng chung, để có những hướng dẫn cụ thể phù hợp với đặc điểm của từng nhiệm kỳ đối với đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục các cấp học của Sở, của các Phòng GD&ĐT, thanh tra Sở phải tham mưu cho Giám đốc Sở xây dựng văn bản hướng dẫn việc tuyển chọn, bổ nhiệm, sử dụng thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra và xác định cơ chế hoạt động theo mục tiêu:

+ Đảm bảo số lượng thanh tra viên và cộng tác viên theo quy định, đủ để thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu của địa phương và đơn vị.

+ Các tiêu chí về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, uy tín và năng lực phải cụ thể, phù hợp với thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học, các cơ sở giáo dục.

+ Đảm bảo cơ cấu, chủng loại thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra một cách cân đối hợp lý giữa các loại hình trường, lớp, giữa các môn học, độ tuổi, giới tính theo cấp học và vùng, miền trong tỉnh.

+ Xây dựng được cơ chế, cách thức tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục một cách khoa học, cụ thể từ Sở đến phòng. Có hướng dẫn cụ thể cho các đoàn thanh tra toàn diện hoặc chuyên đề đối với từng đơn vị, từng nội dung thanh tra để tránh sự chồng chéo trong qúa trình tổ chức thực hiện.

Làm tốt công tác hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý giáo dục, hoạt động thanh tra giáo dục.

- Về hướng dẫn tổ chức hoạt động thanh tra là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động thanh tra. Hàng năm căn cứ vào các văn bản Nhà nước, văn bản chỉ đạo của Bộ về hướng dẫn hoạt động thanh tra giáo dục, Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch và nội dung cụ thể về hoạt động thanh tra của năm học phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chung của toàn ngành và địa phương. Kế hoạch và nội dung thanh tra này do Thanh tra Sở tham mưu với lãnh đạo Sở ban hành để chỉ đạo các hoạt động thanh tra trong năm học sát với yêu cầu nhiệm vụ chính trị năm học. Ngoài những nội dung hoạt động thanh tra của năm học, thanh tra cần có văn bản cụ thể hoá việc thanh tra thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, đặc biệt chú trọng đến thanh tra triển khai thực hiện cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

- Hướng dẫn cho cán bộ quản lý giáo dục, thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra, giáo viên các cấp học văn bản thanh tra giáo dục đã được cụ thể hoá và cấp có thẩm quyền cho phép ban hành. Tuỳ theo đối tượng thanh tra, chức năng, nhiệm vụ của đối tượng thanh tra để lựa chọn văn bản có liên quan, phù hợp đảm bảo thiết thực và hiệu quả của văn bản.

- Đối với thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra phải cung cấp đầy đủ các văn bản, tổ chức học tập một cách hệ thống, cập nhật các văn bản mới được hoàn thiện, bổ sung và cụ thể hoá, coi đây là công cụ, phương tiện tác nghiệp của họ.

- Thường xuyên tổ chức đánh giá, góp ý việc xây dựng và thực hiện văn bản, thu thập thông tin phản hồi từ cơ sở để điều chỉnh văn bản cho phù hợp với thực tiễn. Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo ở địa phương, của ngành, dư luận xã hội để các văn bản ban hành thực hiện có hiệu quả và tính khả thi cao.

Công tác rà soát, xây dựng, hoàn thiện, cụ thể hoá văn bản về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục phải đảm bảo đúng kế hoạch và cần chủ động đề xuất những nội dung nhằm tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động của ngành.

c. Điều kiện thực hiện giải pháp

Cán bộ quản lý giáo dục các cấp, đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông phải thường xuyên cập nhật và nắm chắc các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, của ngành về thanh tra giáo dục, sớm tham mưu cụ thể hoá các văn bản đó phù hợp với yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài, tạo sự thống nhất, nhất quán của các văn bản chỉ đạo thực hiện ở cơ sở.

Các văn bản bổ sung, hoàn thiện và cụ thể hoá cho các hoạt động thanh tra giáo dục của Sở, của các phòng GD&ĐT phải phù hợp với các văn bản luật, văn bản chỉ đạo của cấp trên, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, thực sự góp phần vào yêu cầu đổi mới thanh tra giáo dục, nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục.

Thanh tra Sở, các Phòng GD&ĐT phải đánh giá đúng thực trạng giáo dục của địa phương, thực trạng của công tác thanh tra, đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra để từ đó dự báo đúng xu hướng phát triển giáo dục của địa phương, xây dựng được kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.

Sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các cấp quản lý giáo dục, Thanh tra nhà nước tỉnh, huyện, đặc biệt được sự tham gia đóng góp ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, các thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục các cấp có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, trong tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo hoạt động thanh tra giáo dục.

3.2.5. Giải pháp 5: Thực hiện kiểm tra, đánh giá và xếp loại hoạt động của đội ngũ thanh tra một cách đầy đủ, nghiêm túc

Một phần của tài liệu quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh long an (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)