Khảo sát tính khả thi của các giải pháp quản lý đội ngũ thanhtra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Một phần của tài liệu quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh long an (Trang 120 - 125)

- Đánh giá đội ngũ thanhtra giáo dục bậc phổ thông xuất phát từ những căn cứ: + Tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.

3.3.2.2.Khảo sát tính khả thi của các giải pháp quản lý đội ngũ thanhtra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Số liệu nghiên cứu ở bảng 3.3. cho thấy các giải pháp được nhận định với điểm trung bình tìm được trải dài từ 2.45 đến 2.71, ứng với thang điểm chuẩn mức khả thi và ít khả thi theo thang đo.

Đạt điểm trung bình nổi trội hơn hết là giải pháp thực hiện kiểm tra, đánh giá và xếp loại hoạt động của đội ngũ thanh tra một cách đầy đủ, nghiêm túc được đánh giá với ĐTB = 2,85 (ứng thang điểm chuẩn mức khả thi). Con số 89.0% đối tượng khảo sát nhận định rằng giải pháp này là khả thi đủ để làm đề tài tin rằng giải pháp này thực sự là khả thi đối với công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông. Đối lập lại với con số này thì chỉ có 7.2% và 3.8% thuộc mức ít khả thi và không khả thi. Kết quả phỏng vấn ông T.T.D cho biết: “Các văn bản quy định về kiểm tra, đánh giá đội ngũ này còn khá mập mờ nên chúng tôi không có cơ sở để thực hiện. Hình thức thực hiện phổ biến nhất là thông qua trưởng đoàn thanh tra và “chốt” kết quả đánh giá vào cuối năm mà thôi”. Kết quả phỏng vấn trên cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông cuối cùng cũng được quy về “hệ thông các văn bản”, bởi lẽ hoạt động thanh tra không thể mà nằm ngoài “nguyên tắc thép” của chính nó.

Kế đến là giải pháp tổ chức tuyển chọn, quy hoạch, bổ nhiệm bộ máy thanh tra giáo dục tại Sở GD&ĐT và các Phòng GD&ĐT của tỉnh (ĐTB = 2.71, ứng thang điểm chuẩn mức khả thi). Cụ thể giải pháp này có 69,2% đối tượng khảo sát đánh giá giải pháp này mức khả thi, 25,8% ít khả thi và chỉ có 5,0% nhóm khảo sát cho rằng không khả thi. Đây là giải pháp hình thành đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông vững mạnh, có chuyên môn đáp ứng nhu cầu thanh tra giáo dục bậc phổ thông của tỉnh. Chính vì vậy, giải pháp này cần được cán bộ quản lý chú trọng và quan tâm thực hiện trong điều kiện của từng đơn vị.

Bảng 3.3. Tính khả thi của các giải pháp quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Stt Giải pháp Tỉ lệ (%) ĐTB Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1 Nâng cao nhận thức của ngành về công tác thanh

tra và đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông 69.2 25.8 5.0 2.64 2

Tổ chức tuyển chọn, quy hoạch, bổ nhiệm bộ máy thanh tra giáo dục tại Sở GD&ĐT và các Phòng GD&ĐT của tỉnh

8.3 12.5 79.2 2.71

3

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thanh tra cho đội ngũ thanh tra theo nội dung thanh tra bậc phổ thông

60.0 33.3 6.7 2.53

4

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản về thanh tra giáo dục và quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục của tỉnh

74.5 7.6 17.9 2.57

5

Thực hiện kiểm tra, đánh giá và xếp loại hoạt động của đội ngũ thanh tra một cách đầy đủ, nghiêm túc

89.0 7.2 3.8 2.85

6 Đảm bảo kinh phí, điều kiện để đội ngũ thanh tra

hoạt động có hiệu quả 61.7 37.5 0.8 2.61

Đứng vị trí thứ ba là giải pháp nâng cao nhận thức của ngành về công tác thanh tra và đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông với ĐTB = 2.64, ứng thang điểm chuẩn mức khả thi. Kết quả này chứng tỏ giải pháp này thực sự khả thi đối với công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An. Việc nâng cao nhận thức của ngành về công tác thanh tra và đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông như là một sự định hướng để phát triển đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông vững mạnh. Công tác nâng cao nhận thức về công tác thanh tra và đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông cần được thực hiện ở các đối tượng là cán bộ quản lý, đội ngũ thanh tra viên, đội ngũ cộng tác viên thanh tra và đặc biệt là các cán bộ quản lý, giáo viên bậc

phổ thông, từ đó mỗi cá nhân, tổ chức, đơn vị có những hành động đúng đắn dưới góc độ cả về người thanh tra và người được thanh tra. Đây sẽ là giải pháp tạo nên nền tảng để công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục có hiệu quả.

Giải pháp ở vị trí tiếp theo là giải pháp đảm bảo kinh phí, điều kiện để đội ngũ thanh tra hoạt động có hiệu quả (ĐTB = 2.61, ứng thang điểm chuẩn mức khả thi). Như vậy, kết quả khảo sát này cũng cho phép nhận định rằng giải pháp này cũng thực sự khả thi trong công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An. Cộng tác viên thanh tra N.T.G cho biết: “Chế độ làm việc của thanh tra hiện nay thực sự chưa thoả đáng và các cấp quản lý trên cần xem xét và ban hành lại những văn bản hợp lý để chúng tôi yên tâm vừa làm công tác thanh tra, vừa làm nhiệm vụ giảng dạy tại trường”. Đây không phải một mà là ý kiến của đa số những cá nhân mà đề tài tiến hành phỏng vấn. Chính vì vậy, thanh tra Bộ GD&ĐT cần xem xét, tính toán cũng như điều chỉnh lại những văn bản quy định đối với kinh phí, chế độ, điều kiện hoạt động của đội ngũ thanh tra giáo dục.

Tiếp theo là giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản về thanh tra giáo dục và quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục của tỉnh với ĐTB = 2,57 (ứng thang điểm chuẩn mức khả thi). Giải pháp này đứng vị trí thứ năm và có đến 74.5% ý kiến cho rằng giải pháp này là khả thi. Ông T.Đ.P cho biết: “Thanh tra là làm theo luật và các văn bản pháp quy đã được ban hành. Công tác quản lý đội ngũ thanh tra cũng không ngoại lệ. Thế nhưng, thực tế cho thấy hệ thống văn bản này chưa đủ để phục vụ cho công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông”.Những năm vừa qua, Bộ GD&ĐT cũng ban hành nhiều văn bản đáp ứng cho công tác thanh tra và quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông. Thế nhưng, những văn bản đó đáp ứng thực tế công tác quản lý như thế nào thì chỉ có người thực thi mới phát hiện. Chính vì vậy, các văn bản này cần được các cấp quản lý quan tâm và điều chỉnh rộng rãi, làm cơ sở để các đơn vị thực hiện công tác thanh tra và quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục được thuận lợi hơn.

Cuối cùng là giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thanh tra cho đội ngũ thanh tra theo nội dung thanh tra bậc phổ thông với ĐTB = 2.53, ứng thang điểm chuẩn mức khả thi theo thang đo. Tuy nhiên, số liệu

thống kê cho thấy cũng có đến 33,3% đối tượng khảo sát nhận định rằng giải pháp này là ít khả thi. Kết quả trên làm những người cán bộ quản lý các cấp phải suy xét thật kỹ khi thực hiện giải pháp này.

2.32.35 2.35 2.4 2.45 2.5 2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 Nâng cao nhận thức… Tổ chức tuyển chọn… Đào tạo, bồi dưỡng… Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản… Thực hiện kiểm tra, đánh giá… Đảm bảo kinh phí, điều kiện…

Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các giải pháp quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Tóm lại, các giải pháp mà đề tài đề xuất đều được đánh giá ở mức khả thi nếu như không nói là có thể thực hiện và đem lại hiệu quả cho công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An trong thực tiễn hiện nay. Kết quả này là lý do hết sức thuyết phục để các nhà quản lý xem xét và thực hiện các giải pháp trên tại đơn vị của mình.

Tiểu kết chương 3

Dựa trên cơ sở lý luận về các giải pháp cũng như thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông đề tài đã đưa ra sáu giải pháp quản lý góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông để khảo sát tính cần thiết và khả thi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Nâng cao nhận thức của ngành về công tác thanh tra và đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.

-Tổ chức tuyển chọn, quy hoạch, bổ nhiệm, bộ máy thanh tra giáo dục tại Sở GD&ĐT và các Phòng GD&ĐT của tỉnh.

-Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thanh tra cho đội ngũ thanh tra theo nội dung thanh tra bậc phổ thông.

-Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản về thanh tra giáo dục và quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục của tỉnh.

-Thực hiện kiểm tra, đánh giá và xếp loại hoạt động của đội ngũ thanh tra một cách đầy đủ, nghiêm túc.

-Đảm bảo kinh phí, điều kiện để đội ngũ thanh tra hoạt động có hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cả sáu giải pháp đều được đánh giá ứng với thang điểm chuẩn mức cần thiết và khả thi. Điều này chứng tỏ các giải pháp là cần thiết và có thể thực hiện trong điều kiện của từng đơn vị nói riêng và của tỉnh nói chung đối với công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.

Cả sáu giải pháp đều có hệ số tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi lớn hơn 0.05 (mức ý nghĩa 95%). Kết quả này cho phép kết luận rằng điểm trung bình của tính cần thiết và khả thi của các giải pháp có sự tương đồng với nhau.

Một phần của tài liệu quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh long an (Trang 120 - 125)