- Lãnh đạo Sở GD&ĐT và các Phòng GD&ĐT phải thực sự quan tâm đến vấn đề nâng cao nhận thức của toàn ngành về thanh tra giáo dục bậc phổ thông nói chung và
3.2.3. Giải pháp 3: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thanh tra cho đội ngũ thanh tra theo nội dung thanh tra bậc phổ thông
a. Mục đích của giải pháp
- Nhằm phát hiện năng lực của đội ngũ thanh tra giáo dục góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ này. Đây cũng là dịp để người quản lý hiểu và nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, những đề xuất, đóng góp ý kiến hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng và cụ thể hoá các văn bản chỉ đạo công tác thanh tra giáo dục.
- Nhằm tham mưu với cấp có thẩm quyền xây dựng văn bản mới và điều chỉnh nội dung các văn bản có liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng cộng tác viên thanh tra không còn phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, đề xuất cơ chế, chính sách về tài chính để triển khai bồi dưỡng cộng tác viên thanh tra giáo dục đạt chất lượng và hiệu quả cao.
b. Nội dung thực hiện giải pháp
* Xác định đúng những vấn đề cần đổi mới trong hoạt động thanh tra giáo dục
+ Tiến hành đổi mới phương thức hoạt động của tổ chức thanh tra và đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông sát với yêu cầu quản lý giáo dục của Sở GD&ĐT và các Phòng GD&ĐT.
+ Điều tra, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, kết quả đã đạt được của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông: Trình độ chuyên môn được đào tạo, trình độ quản lý, trình độ lý luận chính trị, trình độ nghiệp vụ thanh tra,...
+ Phân tích một cách hệ thống, khoa học kết quả điều tra, đánh giá theo các nội dung đã nêu ở phần trên của đội ngũ thanh tra giáo bậc phổ thông để rút ra điểm mạnh,
điểm yếu, nguyên nhân của hạn chế từ đó xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung bồi dưỡng cho phù hợp.
* Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
+ Để kế hoạch sát thực tế và có tính khả thi cao, trước khi lập kế hoạch cần nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thanh tra, đặc biệt là văn bản quy phạm về thanh tra giáo dục, các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông,… xem xét, đánh giá kết quả tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ thanh tra giáo dục của những nhiệm kỳ trước, đồng thời nghiên cứu tình hình thực tế, những yêu cầu cụ thể về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông đã được bổ nhiệm đến thời điểm xây dựng kế hoạch.
+ Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục: Trong kế hoạch phải thể hiện rõ số lượng thanh tra giáo dục cần đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn hay nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ thanh tra; cấp thực hiện bồi dưỡng là Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT hay thanh tra Nhà nước cấp tỉnh; chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; địa điểm, thời gian thực hiện, điều kiện cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho các lớp đào tạo, bồi dưỡng.
* Xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An
+ Về lý luận:
- Luật thanh tra, Luật giáo dục, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và của địa phương về phát triển giáo dục;
- Khái niệm cơ bản về thanh tra và kiểm tra;
- Phân biệt được hai khái niệm thanh tra và kiểm tra;
- Vị trí, vai trò, chức năng của thanh tra và thanh tra giáo dục; của thanh tra viên và cộng tác viện thanh tra.
- Cơ cấu tổ chức thanh tra Sở GD&ĐT;
+ Về chuyên môn, nghiệp vụ:
- Chương trình phân ban của cấp học, môn học;
- Đổi mới phương pháp dạy học; - Đổi mới kiểm tra, đánh giá;
- Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học, THCS và THPT.
+ Về nghiệp vụ thanh tra:
- Nghiệp vụ chung của công tác thanh tra: Lập kế hoạch thanh tra; nội dung, trình tự, các quy định cụ thể về thanh tra giáo viên, thanh tra trường học, thanh tra các hoạt động giáo dục, thanh tra các kỳ thi,...