- Kiểm tra, đánh giá chính thức:
a. Thực trạng công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanhtra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An
thông tại tỉnh Long An
a. Thực trạng công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An
* Các nội dung trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An
Số liệu ở bảng 2.10. cho thấy các nội dung trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra có điểm trung bình trải dài từ 4.52 đến 4.36, ứng thang điểm chuẩn mức tốt và khá. Kết quả này chứng minh rằng công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An được thực hiện ban đầu có hiệu quả.
Nổi trội hơn hết là nội dung lên kế hoạch tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục với ĐTB = 4.52. Đây là nội dung duy nhất trong số các nội dung ở công tác này được đánh giá đạt mức tốt. Kết quả này chứng tỏ công tác tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông được thực hiện có kế hoạch của đội ngũ cán
bộ quản lý có thẩm quyền. Ưu điểm này cần được phát huy hơn nữa trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra.
Bảng 2.10. Các nội dung trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông
Stt NỘI DUNG
Tỉ lệ (%)
ĐTB Tốt Khá Trung
bình Yếu Kém 1 Lên kế hoạch tuyển dụng (trưng
tập) đội ngũ thanh tra giáo dục 54.2 43.3 2.5 0.0 0.0 4.52 2
Việc tuyển dụng (trưng tập) gắn với nhu cầu thanh tra giáo dục của Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT
50.8 45.0 4.2 0.0 0.0 4.47
3
Thông báo tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục công khai, rộng rãi qua các phương tiện
40.8 50.0 9.2 0.0 0.0 4.32
4
Đề ra yêu cầu, tiêu chuẩn về tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục theo quy định của pháp luật
49.2 49.2 1.7 0.0 0.0 4.48
5
Quy trình tuyển dụng (trưng tập) được tiến hành chặt chẽ và nghiêm túc
39.2 58.3 2.5 0.0 0.0 4.37
6
Kết quả tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục được công bố công khai
48.3 39.2 12.5 0.0 0.0 4.36
7
Công tác đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục
Kế đến là hai nội dung đề ra yêu cầu, tiêu chuẩn về tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục theo quy định của pháp luật và việc tuyển dụng (trưng tập) gắn với nhu cầu thanh tra giáo dục của Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT có điểm trung bình liền kề nhau lần lượt là 4.48 và 4.47, ứng thang điểm chuẩn mức khá. Nhu cầu về đội ngũ thanh tra được xác định từ đầu năm gắn với nhu cầu của từng đơn vị và việc lựa chọn đội ngũ thanh tra cũng được thực hiện theo những tiêu chí và tiêu chuẩn mà Bộ GD&ĐT quy định. Điển hình như cộng tác viên được trưng tập phải là giáo viên giỏi và những quy định khác. Kết quả này có thể làm chúng ta thực sự yên tâm bởi lẽ việc tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục tại tỉnh Long An được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT. 4.2 4.25 4.3 4.35 4.4 4.45 4.5 4.55 Lên kế hoạch tuyển dụng… Gắn với nhu cầu Thông báo tuyển dụng… Đề ra yêu cầu, tiêu chuẩn… Quy trình tuyển dụng Kết quả tuyển dụng… Công tác đánh giá, rút kinh nghiệm Biểu đồ 2.8.Các nội dung trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ
thanh tra giáo dục bậc phổ thông
Các nội dung còn lại cũng được đánh giá ứng với thang điểm chuẩn mức khá: Công tác đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục (ĐTB = 4.44); quy trình tuyển dụng (trưng tập) được tiến hành chặt chẽ và
nghiêm túc (ĐTB = 4.37); kết quả tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục được công bố công khai (ĐTB = 4.36); thông báo tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục công khai, rộng rãi qua các phương tiện (ĐTB = 4.32). Dù các con số này ứng thang điểm chuẩn mức khá nhưng điều này cho thấy các công tác này cần phải được tiếp tục nâng cao hơn nữa.
* Các hình thức quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An
Bảng 2.11. Các hình thức quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông
Stt Hình thức Thứ tự ưu tiên ĐTB Xếp
hạng
1 2 3 4
1 Thuyên chuyển từ các bộ phận khác
trong Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT 43.3 30.8 21.7 4.2 1.87 2 2 Thực hiện tuyển dụng trong các kỳ
thi tuyển công chức 11.7 20.0 59.2 9.2 2.66 3 3 Trưng tập, bổ nhiệm từ đội ngũ giáo
viên 43.3 45.0 6.7 5.0 1.73 1
4 Thuyên chuyển từ các đơn vị khác
(ngoài giáo dục) 1.7 4.2 12.5 81.7 3.74 4
Trưng tập, bổ nhiệm từ đội ngũ giáo viên là hình thức quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra là hình thức được đánh giá ưu tiên nhất hiện nay trong các hình thức quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục (Bảng 2.11.). Hình thức này có ĐTB = 1.73, tương ứng với điểm trung bình này là có đến 88.3% nhóm đối tượng khảo sát đánh giá hình thức này ở thứ tự ưu tiên một và hai, 11.7% cho các hình thức còn lại. Như vậy, hình thức quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) từ đội ngũ giáo viên được xem là phổ biến nhất. Điều này như là một lẽ dĩ nhiên bởi lẽ đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông đa phần là đội ngũ cộng tác viên được trưng tập từ lực lượng giáo viên phổ thông.
Thứ tự ưu tiên kế tiếp là hình thức thuyên chuyển từ các bộ phận khác trong phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT với ĐTB = 1.87. Hình thức này có 74.1% nhóm đối
tượng khảo sát đánh giá thứ tự ưu tiên một và hai, 21.7% thứ tự ưu tiên thứ ba và 4.2% thứ tự ưu tiên thứ tư. Như vậy, ngoài lực lượng giáo viên phổ thông thì các nhân sự từ các bộ phận khác trong các Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT cũng được trưng tập vào đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông. Và dĩ nhiên, lực lượng này cũng có vai trò hết sức quan trọng. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Thuyên chuyển từ các bộ phận khác trong Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT Thực hiện tuyển dụng trong các kỳ thi tuyển
công chức
Trưng tập, bổ nhiệm từ
đội ngũ giáo viên đơn vị khác (ngoài giáoThuyên chuyển từ các dục)
Biểu đồ 2.9. Các hình thức quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông
Tuyển dụng trong các kỳ thi tuyển công chức là hình thức đứng thứ tự ưu tiên số ba với ĐTB = 2.66. Thứ tự ưu tiên thứ tư thuộc về hình thức thuyên chuyển từ các đơn vị khác (ngoài giáo dục) với ĐTB = 3.74. Cả hai hình thức này đều ít được thực hiện trong việc quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An.
* Thái độ đối với các nhận xét trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An
Kết quả nghiên cứu từ bảng 2.12. cho thấy thái độ của nhóm khảo sát về các nhận xét trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra bậc phổ
thông được đánh giá “có” với một tỉ lệ tương đối cao. Kết quả này cho thấy trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông đã có những mặt tốt và xấu.
Bảng 2.12. Thái độ đối với các nhận xét trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông
Stt Nhận xét
Tỉ lệ (%)
Có Không
1 Nhiều cá nhân không có nguyện vọng nhưng vẫn
“được” bổ nhiệm (trưng tập) làm nhiệm vụ thanh tra 73.3 26.7 2
Vẫn còn tồn tại một vài cá nhân trong đội ngũ thanh tra chưa hội đủ các yêu cầu của người làm công tác thanh tra
51.7 48.3
3 Đã triển khai quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm (trưng
tập) công khai, công bằng 85.8 14.2
4 Nhu cầu về tuyển dụng, bổ nhiệm (trưng tập) nhân sự
thanh tra chỉ trong “nội bộ” được biết 42.5 57.5 Quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm (trưng tập) công khai, công bằng có đến 85.8% nhóm khảo sát trả lời là “có”. Đây là con số khá cao, khá nổi trội. Kết quả này cho thấy việc triển khai quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông được nhóm khảo sát đánh giá cao về tính công bằng và công khai. Tính công bằng và công khai thể hiện ở chỗ người nào có năng lực, đạt được những yêu cầu theo quy định thì sẽ được tín nhiệm, lựa chọn vào đội ngũ thanh tra giáo dục. Đồng thời, các thủ tục tuyển dụng, bổ nhiệm cũng thực hiện theo quy định.
Thế nhưng, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ở một góc độ khác, nhận xét nhiều cá nhân không có nguyện vọng nhưng vẫn “được” bổ nhiệm (trưng tập) làm nhiệm vụ thanh tra được nhóm khảo sát trả lời là “có” với tỉ lệ 73.3%. Đây là một con số đáng suy ngẫm khi tỉ lệ này đạt gần ¾ mẫu nghiên cứu. Nói khác đi, việc tuyển dụng, bổ nhiệm (trưng tập) đội ngũ thanh tra là “có vấn đề”. Kết quả này có phần mâu thuẫn vì
nếu đã có một quy trình công bằng, công khai thì tại sao vẫn còn một số cá nhân “không có nguyện vọng”? Kết quả phỏng vấn một giáo viên và cũng là một cộng tác viên phần nào giải đáp mâu thuẫn này: “Tôi là giáo viên được trưng tập làm cộng tác viên thanh tra và tôi không thể nào từ chối được. Ngoài các hoạt động giảng dạy, chuyên môn tại trường thì tôi còn phải thực hiện công tác thanh tra. Trong khi đó, nếu tôi không hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ tại trường thì tôi sẽ không được hưởng phụ cấp của cộng tác viên thanh tra”.Như vậy, mặc dù đã có triển khai được quy trình công khai và công bằng nhưng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông vẫn còn tồn tại một số cá nhân chưa có nguyện vọng tham gia công tác thanh tra. Với kết quả này, các cấp quản lý có thẩm quyền nên xem xét và có những quyết định quản lý kịp thời để khắc phục tình trạng trên. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Nhiều cá nhân không có
nguyện vọng… Chưa hội đủ các yêucầu… Đã triển khai quy trình… Tính “nội bộ”
CóKhông Không
Biểu đồ 2.10. Thái độ đối với các nhận xét trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông
Một nhận xét khiến chúng tôi băn khoăn nữa là vẫn còn tồn tại một vài cá nhân trong đội ngũ thanh tra chưa hội đủ các yêu cầu của người làm công tác thanh tra với 51.7% trả lời “có” và 48.3% trả lời “không”. Một quy trình công bằng, công khai thì không thể nào có sự tồn tại của con số 51.7% này. Tiến hành phỏng vấn nhiều giáo viên và cán bộ quản lý từng được thanh tra để làm sáng tỏ việc “chưa hội đủ các yêu cầu” là như thế nào. Kết quả phỏng vấn cho thấy hơn 50% nhóm đối tượng phỏng vấn cho rằng đội ngũ thanh tra chưa có các kỹ năng cần thiết, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Như vậy, việc chưa hội đủ các yêu cầu ở đây là các yêu cầu phần “mềm” của đội ngũ thanh tra giáo dục chứ không phải những yêu cầu mà đã được quy định. Điều này cho thấy đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông vẫn còn thiếu những kỹ năng mà người làm công tác thanh tra cần trang bị.
Cuối cùng là nhận xét nhu cầu về tuyển dụng, bổ nhiệm (trưng tập) nhân sự thanh tra chỉ trong “nội bộ” được biết với 75.5% trả lời “không”. Với kết quả này cho phép khẳng định đây là một điểm “ưu” trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông. Thế nhưng, kết quả cũng cho thấy cũng có đến 24.5% nhóm khảo sát cho rằng “tính nội bộ” vẫn xuất hiện trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông mà theo chúng tôi thì người quản lý cần rà soát lại nhận xét này tại đơn vị của mình và có những biện pháp khắc phục.