Khảo sát tính cần thiết của các giải pháp quản lý đội ngũ thanhtra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Một phần của tài liệu quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh long an (Trang 117 - 120)

- Đánh giá đội ngũ thanhtra giáo dục bậc phổ thông xuất phát từ những căn cứ: + Tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.

3.3.2.1.Khảo sát tính cần thiết của các giải pháp quản lý đội ngũ thanhtra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

3.3.2.1. Khảo sát tính cần thiết của các giải pháp quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Bảng 3.2. Tính cần thiết của các giải pháp quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Stt Giải pháp Mức độ cần thiết ĐTB Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết 1 Nâng cao nhận thức của ngành về công tác thanh

tra và đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông 69.2 29.2 1.7 2.68 2 Tổ chức tuyển chọn, quy hoạch, bổ nhiệm bộ máy

thanh tra giáo dục tại Sở GD&ĐT và các Phòng GD&ĐT của tỉnh

66.7 31.7 1.7 2.65

3 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thanh tra cho đội ngũ thanh tra theo nội dung thanh tra bậc phổ thông

65.0 28.3 6.7 2.58

4 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản về thanh tra giáo dục và quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục của tỉnh

64.2 33.3 2.5 2.62

5 Thực hiện kiểm tra, đánh giá và xếp loại hoạt động của đội ngũ thanh tra một cách đầy đủ, nghiêm túc

60.0 33.3 6.7 2.53

6 Đảm bảo kinh phí, điều kiện để đội ngũ thanh tra

hoạt động có hiệu quả 70.8 26.7 2.5 2.68

Số liệu thống kê từ bảng 3.2. cho phép kết luận rằng các giải pháp đều được nhận định ứng với thang điểm chuẩn mức cần thiết khi điểm trung bình trải dài từ 2,53 đến 2,68. Với kết quả này, có thể khẳng định rằng các giải pháp là có thể thực hiện được

trong điều kiện tại tỉnh Long An nếu như có sự quan tâm thực hiện của các cấp quản lý có thẩm quyền.

Được đánh giá vị trí hàng đầu là hai giải pháp nâng cao nhận thức của ngành về công tác thanh tra và đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông và giải pháp đảm bảo kinh phí, điều kiện để đội ngũ thanh tra hoạt động có hiệu quả với ĐTB = 2,68 (ứng thang điểm chuẩn mức cần thiết). Cả hai giải pháp này đều có khoảng 70,0% đối tượng khảo sát cho rằng “cần thiết”. Dù chỉ mới được khảo sát mức độ cần thiết nhưng rõ ràng kết quả này cũng đã tạo nên một “hiệu ứng” khá tốt từ phía đại bộ phận đội ngũ thanh tra và các cán bộ quản lý.

Kế đến là giải pháp tổ chức tuyển chọn, quy hoạch, bổ nhiệm bộ máy thanh tra giáo dục tại Sở GD&ĐT và các Phòng GD&ĐT của tỉnh với ĐTB = 2,65, ứng thang điểm chuẩn mức cần thiết, trong đó có hơn 60,0% đối tượng khảo sát nhận định rằng giải pháp này là cần thiết. Cô P.T.Đ cho biết: “Giải pháp này nếu được thực hiện thì sẽ tạo nên một bộ máy thanh tra có chất lượng và tôi nghĩ rằng nếu các cấp quản lý có quan tâm thì sẽ thực hiện được mà thôi”. Ý kiến trên còn là mong mỏi của chúng tôi đối với các cấp quản lý đối với giải pháp này. Sự quan tâm của các cấp quản lý như là một điều kiện thực hiện giải pháp này, nếu không thì giải pháp này cũng mãi mãi chỉ là “giải pháp giấy” mà thôi.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản về thanh tra giáo dục và quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục của tỉnh là giải pháp được đánh giá vị trí tiếp theo với ĐTB = 2,62 (cũng ứng với thang điểm chuẩn mức cần thiết). Giải pháp này nhận được 64,2% cần thiết, 33,3% ít cần thiết và 2,5% không cần thiết từ phía nhóm đối tượng khảo sát. Để xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản về thanh tra giáo dục và quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục không phải là công việc “một sớm một chiều” mà cần có thời gian và chỉ là “từng bước” hoàn thiện mà thôi. Ông T.Đ.N cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng nếu Bộ GD&ĐT ra những văn bản có liên quan thì chúng tôi mới thực hiện được giải pháp này. Đây là điều kiện bắt buộc bởi vì làm công tác thanh tra thì đòi hỏi mọi việc đều “chiếu” vào văn bản”. Lẽ đương nhiên, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản cần được sự đóng góp ý kiến rộng rãi những đơn vị, cá nhân có liên quan và đặc biệt là những chỉ đạo cần thiết của các cơ quan quản lý cấp trên.

2.452.5 2.5 2.55 2.6 2.65 2.7 Nâng cao nhận

thức… Tổ chức tuyểnchọn... Đào tạo, bồidưỡng… hoàn thiện hệXây dựng và thống văn

bản…

Thực hiện kiểm

tra, đánh giá…phí, điều kiện…Đảm bảo kinh

Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các giải pháp quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thanh tra cho đội ngũ thanh tra theo nội dung thanh tra bậc phổ thông đứng vị trí tiếp theo với ĐTB = 2,58, ứng thang điểm chuẩn mức cần thiết. Điều cốt lõi của giải pháp này là Bộ GD&ĐT cần ban hành chương trình bồi dưỡng đối với cộng tác viên thanh tra giáo dục mà hiện nay vẫn còn “thiếu”. Chương trình này là cơ sở và nền tảng để thực hiện bồi dưỡng đội ngũ thanh tra.

Cuối cùng là giải pháp thực hiện kiểm tra, đánh giá và xếp loại hoạt động của đội ngũ thanh tra một cách đầy đủ, nghiêm túc với ĐTB = 2,53, ứng thang điểm chuẩn mức cần thiết. Cũng tương tự như những giải pháp khác, giải pháp này có một tỉ lệ dành cho mức cần thiết khá cao (60,0%). Với kết quả này, chúng ta có thể thực sự yên tâm về tính cần thiết của giải pháp trong công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An.

Tóm lại, cả sáu giải pháp đều được đánh giá ứng với thang điểm chuẩn mức cần thiết. Điều này chứng tỏ các giải pháp là cần thiết trong công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại các đơn vị nói riêng và tỉnh Long An nói chung.

Một phần của tài liệu quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh long an (Trang 117 - 120)