Khái niệm chung về thị trường du lịch 13 

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 27)

Đối với du lịch thì nghiên cứu thị trường du lịch là vấn đề rất quan trọng. Một số tác giả cho rằng: "Thị trường là một nhóm người tiêu dùng đang có nhu cầu và sức mua chưa được đáp ứng và mong được thoả mãn” hoặc “Thị trường là tổng số nhu cầu (hoặc tập hợp nhu cầu về một loại hàng hoá nào đó) là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá bằng tiền tệ” [50]. Đây là quan niệm thiên về người mua, lấy nhu cầu người tiêu dùng làm căn cứ chủ yếu để định nghĩa thị trường. Một số tác giả khác khi nhấn mạnh vai trò của thị trường đối với hoạt động của các doanh nghiệp đã khẳng định: “Thị trường chính là một môi trường kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường” và “là sự thể hiện ngắn gọn cho quá trình mà ở đó tất cả các quyết định của các gia đình về tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ, của các doanh nghiệp về sản xuất cái gì và như thế nào và của người lao động về làm việc bao nhiêu và cho doanh nghiệp nào được điều chỉnh bởi sự biến động của giá cả” [55]. Nhìn chung, các tác giả trên đứng trên từng góc độ khác nhau đểđịnh nghĩa thị trường. Trên giác độ chung nhất có tác giảđịnh nghĩa: “Thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt động mua bán giữa người mua và người bán”. Nhưng khi trao đổi hàng hoá phát triển thị trường không chỉ là những địa điểm đặc biệt, người bán và người mua để gặp gỡ trao đổi trực diện mà còn có các dạng thị trường khác, ví dụ: chức năng của thị trường được thực hiện thông qua điện thoại, các phương tiện thông tin, báo chí…Vì vậy định nghĩa như trên dường như không còn bao quát đủ.

Chúng tôi thống nhất với khái niệm chung về thị trường sản phẩm của kinh tế học hiện đại, theo đó: “Thị trường là một quá trình trong đó người bán và người mua, tác động qua lại nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá cần trao đổi”. Như vậy thị trường chứa tổng số cung, tổng số cầu và cơ cấu của tổng cung và cầu

về một loại hàng hoá nhất định trong một không gian và thời gian cụ thể.

Theo đặc điểm của các sản phẩm khác nhau được mua bán trên thị trường, người ta phân thị trường thành thị trường hàng hoá và thị trường dịch vụ. Thị trường du lịch là một loại của thị trường dịch vụ.

Cũng như thị trường nói chung, hiện nay có rất nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về thị trường du lịch, tuỳ theo các góc độ khác nhau.

Đứng trên giác độ “người mua” người ta định nghĩa “Thị trường du lịch là tập hợp (tổng số) các nhu cầu về một thể loại nào đó (nhu cầu du lịch biển, nhu cầu du lịch núi, nhu cầu du lịch chữa bệnh…)”.

Đứng trên giác độ: “người bán” hay của các đơn vị kinh doanh du lịch có tác giảđịnh nghĩa: “Thị trường du lịch là các nhóm khách hàng đang có nhu cầu mong muốn và sức mua về sản phẩm du lịch nhưng chưa được đáp ứng”.

Các định nghĩa như trên nhìn chung đều quan tâm đến người mua vì đó là tiếng nói quyết định trên thị trường. Nhưng đứng trên góc độ nghiên cứu kinh tế, khi nghiên cứu thị trường du lịch nếu chỉ quan tâm đến khách tiêu thụ (cầu) thôi thì chưa đủ mà đồng thời phải nghiên cứu những yếu tố của khả năng cung ứng (cung) và đặt nó trong điều kiện có sự hoạt động của các quy luật của thị trường, đặc biệt là quy luật cạnh tranh, vì vậy phải có định nghĩa tổng quát hơn về thị trường du lịch.

Theo cách hiểu đơn giản thông thường nhất: “Thị trường du lịch là nơi diễn ra các hoạt động mua bán sản phẩm du lịch” [55].

Theo chúng tôi thị trường du lịch cũng nằm trong thị trường hàng hoá nói chung và có một số nét đặc trưng riêng. Từ khái niệm thị trường của kinh tế học hiện đại đã được trình bày ở trên, chúng tôi định nghĩa: “Thị trường du lịch là một quá trình trong đó khách du lịch và các đơn vị kinh doanh du lịch tác động qua lại nhau để xác định giá cả và khối lượng hàng hoá - dịch vụ du lịch cần trao đổi”.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)