Từ lâu, Tây Nguyên và vùng phụ cận là nơi sinh sống của hơn 40 dân tộc khác nhau. Trên địa bàn Tây Nguyên có các tộc người: Bana, Xơ đăng, Giẻ triêng, Brâu, Rơ măm, Mnông, Mạ, Cơho thuộc nhóm Môn - Khmer; các tộc người Giarai, Ê đê, Churu, Raglai thuộc nhóm Nam đảo. Người Kinh có mặt ở Tây Nguyên từ thế kỷ XIX, đặc biệt sau năm 1954 và sau 1975, cùng nhiều dân tộc miền núi phía Bắc di cư vào như Tày, Nùng, Thái, Dao, Hmông, Bru-Vân kiều, làm cho mối quan hệ và giao lưu văn hóa ở Tây Nguyên phong phú và đa dạng. Đặc trưng lớn nhất quy định những sắc thái văn hóa lớn của Tây Nguyên là nếp sống nương rẫy, là nếp sống chỉ đạo, bao trùm toàn bộ các tộc người. Truyền thống canh tác nương rẫy trên vùng đất khô là phương thức canh tác bắt con người phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, thích ứng nhạy bén với những thay đổi về điều kiện tự nhiên và khí hậu. Kinh tế nương rẫy tác động đến đời sống vật chất, cũng như tinh thần của con người. Toàn bộđời sống vật chất và đời sống tinh thần của các dân tộc Tây Nguyên
từ tín ngưỡng, phong tục, nghi lễ, đời sống tình cảm của con người gắn bó với rừng núi và nương rẫy.
Các dân tộc Tây Nguyên có những nét tương đồng và khá đặc trưng về quan niệm và ứng xử giữa thế giới người sống và người chết, từđó hình thành cả một hệ thống tập tục, nghi lễ, sinh hoạt văn hóa xung quanh thế giới người chết - tạo nên hiện tượng văn hóa dân gian - sinh hoạt văn hóa nhà mồ.