Điểm mạnh, điểm yế u 99 

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 112 - 116)

2.4.1.1.Đim mnh

Du lịch Tây Nguyên có một số thuận lợi cơ bản về phát triển, nằm ở vị trí gần với khu vực kinh tế năng động nhất Việt Nam ởĐông Nam bộ. Tây Nguyên có hệ thống tài nguyên du lịch và tài nguyên nhân văn phong phú, tiền đề cơ bản cho phát triển du lịch, trong tương lai phấn đấu là điểm đến hấp dẫn của nước ta và Đông Nam Á.

Với tổng lượng khách du lịch đạt 2.331.877 lượt khách vào năm 2010, du lịch Tây Nguyên đã có sự phục hồi đáng kể sau khủng hoảng tài chính năm 2009, góp phần cùng cả nước được UNWTO nhận định là quốc gia phục hồi nhanh nhất.

Du lịch Tây Nguyên góp phần làm thay đổi diện mạo Tây Nguyên, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định về chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng; nhất là giảm mạnh hộ nghèo với những phương thức linh hoạt.

Du lịch đã tác động làm thay đổi nhận thức và hành động của toàn vùng về hội nhập quốc tế. Cùng với việc mở rộng cửa khẩu quốc tế Bờ Y và Lệ Thanh, Tây Nguyên có cơ hội nối tuyến du lịch quốc tế với Lào và Campuchia qua đường bộ bằng hình thức Caravan; nối tuyến du lịch quốc tế từ Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội.

Cơ sở vật chất cho ngành với chất lượng cao được chú trọng, chất lượng phục vụđã được nâng cao, trình độ quản lý đã được khẳng định qua tổ chức các hội nghị quốc tế, khu vực và quốc gia, được đánh giá cao.

Về công tác quy hoạch đầu tư phát triển: Đã lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020; trên cơ sở quy hoạch tổng thể, các quy hoạch chi tiết lần lượt được hình thành để kêu gọi đầu tư.

Về công tác quản lý nhà nước: Đã phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh; ban hành văn bản hướng dẫn hoạt động kinh doanh lưu trú, lữ hành trên địa bàn tỉnh; kịp thời phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch cho các doanh nghiệp thực hiện. Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển du lịch theo từng thời kỳ, đặc biệt là chương trình hành động quốc gia về du lịch ở địa phương; tiến hành điều tra khảo sát nguồn nhân lực du lịch, mở các lớp đào tạo nghiệp vụ, thi tay nghề nâng bậc cho cán bộ, nhân viên trong ngành.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành liên quan như Công an tỉnh, triển khai xây dựng chương trình phối hợp với ngành Văn hoá Thông tin, Bảo tàng tỉnh ... để góp phần thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn.

Cơ sở hạ tầng về giao thông đã được tỉnh và trung ương xây dựng mới và cải tạo nâng cấp; cơ sở hạ tầng về thông tin liên lạc, bảo hiểm, ngân hàng đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho du khách, do đó đã khuyến khích mặt tích cực của các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển.

Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành du lịch đã được các doanh nghiệp tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp, cải tạo và sửa chữa đáp ứng với nhu cầu phát triển.

Đối với các khu, điểm du lịch bước đầu đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khai thác và phục vụ khách du lịch: du lịch buôn làng; làng du lịch văn hoá, du lịch Vườn quốc gia, Công viên nước, công viên nước Đại Dương…

Trong điều kiện vốn đầu tư ít, các doanh nghiệp cũng đã cố gắng nâng cao chất lượng, tăng cường các dịch vụ bổ sung phục vụ khách như hình thành các quầy giới thiệu, bán các sản phẩm nghệ thuật, đồ lưu niệm, tổ chức các tiệc cưới, hội nghị, hội thảo; mở các dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke... làm phong phú các loại hình dịch vụ phục vụ cho nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, tham quan, thể thao cho du khách.

Hệ thống nhà hàng phát triển khá nhanh, chưa kể các nhà hàng thuộc các khách sạn, đến nay các tỉnh có hàng chục nhà hàng với quy mô 100 chỗ đến 400 chỗ ngồi; có một số nhà hàng có quy mô 500 chỗđến 800 chỗ, đáp ứng nhu cầu của khách. Tuy nhiên, ngoài các khách sạn chưa có nhiều nhà hàng đạt tiêu chuẩn cao về trang thiết bị, nội thất, kiến trúc và vệ sinh; chưa có nhà hàng giới thiệu ẩm thực

địa phương.

Dịch vụ lữ hành có bước phát triển, các doanh nghiệp đã chủ động đặt quan hệ, hợp tác với các hãng lữ hành trong nước cũng như quốc tế, đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn cho khách lưu trú thực hiện tốt. Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủđộng phối hợp với ngành Công an và ngành Y tế tổ chức tập huấn về công tác an ninh, công tác phòng chống HIV/AIDS cho các cơ sở kinh doanh lưu trú. Các nhà hàng, khách sạn đã chú trọng bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống các tệ nạn xã hội ....

Công tác tuyên truyền quảng cáo: Tuy chưa có điều kiện quảng bá rộng rãi ra nước ngoài do khó khăn về kinh phí, nhưng nhìn chung ngành du lịch Tây nguyên đã có nhiều cố gắng trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Tây Nguyên thông qua các hội chợ triển lãm, tham gia những ngày văn hoá Tây Nguyên tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tham gia liên hoan du lịch tại Festival Huế, Festival Cần Thơ… Các cơ sở lưu trú cũng đã có nhiều cố gắng thực hiện quảng bá dưới nhiều hình thức như phát hành tập gấp, quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại

chúng, các tạp chí du lịch, bản đồ du lịch, cẩm nang du lịch... phát hành rộng rãi trong nước.

Nguyên nhân điểm mạnh của du lịch Tây Nguyên:

- Nguyên nhân khách quan: Thiên nhiên ưu đãi cho Tây Nguyên điều kiện tự nhiên về cảnh quan, môi trường, văn hóa, lịch sử... lý tưởng phù hợp cho phát triển du lịch.

Xu hướng du lịch thế giới mà trung tâm du lịch châu Á - Thái Bình Dương bùng nổ mạnh mẽ, tác động vào các nước ASEAN trong đó có Việt Nam.

Thu nhập lao động tăng lên, thời gian nghỉ kéo dài, sau khi Việt Nam gia nhập WTO hòa vào dòng chảy hội nhập quốc tế làm tác động thuận lợi đến du lịch Việt Nam trong đó có Tây Nguyên.

Đảng, Chính phủ ban hành nhiều chính sách về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tạo động lực cho nền kinh tế Tây Nguyên, trong đó có ngành du lịch phát triển.

- Nguyên nhân chủ quan: Ngành du lịch Tây Nguyên luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân các tỉnh đối với sự phát triển của Ngành. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh đã xác định: “Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh”, Ủy ban nhân dân các tỉnh đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về du lịch để bàn biện pháp đẩy nhanh sự phát triển của ngành du lịch trong giai đoạn 2005-2010 và 2015.

Việc thực hiện có hiệu quả chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch của địa phương đã có tác động mạnh đến việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp du lịch, thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia kinh doanh du lịch... tạo đà phát triển du lịch và những năm tiếp theo.

Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch hoạt động tích cực. Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch của tỉnh được ban hành và triển khai thực hiện, bước đầu đưa lại một số kết quả nhất định, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu

tư kinh doanh, nhất là đầu tư vào các khu, tuyến điểm du lịch, khu vui chơi giải trí và cơ sở hạ tầng du lịch.

Đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch được bồi dưỡng nâng cao về kỹ năng, nghiệp vụ nên chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao.

Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch đã được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư, từng bước góp phần thu hút khách tham quan du lịch, nhất là du khách ở các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN và châu Âu.

Công tác khảo sát các tour, tuyến du lịch mới cũng được chú trọng. Các đơn vị kinh doanh du lịch ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư, mở thêm nhiều tuyến điểm du lịch mới hàng năm và hiệu quả khai thác du lịch.

Tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội tại địa phương được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện, chính vì vậy đây là yếu tố thu hút lượng khách du lịch đến Tây Nguyên có tốc độ tăng trưởng cao.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 112 - 116)