Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho phát triển du lịch 89 

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 102 - 103)

lịch

Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch thời gian qua đã rất được chú trọng. Dưới sự lãnh đạo của các Sở văn hoá, thể thao và du lịch, lao động trong ngành du lịch được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng về cơ bản công việc được giao.

Tuy nhiên, thực trạng lao động trong ngành du lịch như sau:

- Tỷ lệ lao động được đào tạo trong khối doanh nghiệp tư nhân chiếm 0,7%. - Tỷ lệ lao động được đào tạo trong khối doanh nghiệp nhà nước chiếm 55,8%.

- Tỷ lệ lao động được đào tạo trong khối liên doanh chiếm 72,3%.

- Tỷ lệ lao động được đào tạo trong nhà khách của các cơ quan - đoàn thể Trung ương và địa phương chiếm 9,5%.

- Tỷ lệ lao động được đào tạo trong các chi nhánh du lịch của các tỉnh… tại địa bàn Tây Nguyên chiếm 30,8% [54].

Chính vì vậy, chất lượng lao động là vấn đề mà ngành du lịch Tây Nguyên còn bất cập. Đội ngũ lao động chưa được đào tạo một cách hệ thống. Trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ…chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trưởng của ngành du lịch. Trình độ lao động ngành du lịch có trình độ ở cấp Đại học còn ít. Gần 90% lao động chỉ qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Đáng chú ý là đội ngũ hướng dẫn viên, kiến thức hiểu biết vềđịa lý, lịch sửđịa phương còn khiêm tốn.

Trên địa bàn Tây Nguyên có 10 trường đào tạo ngành du lịch từ công nhân lành nghề cho đến đại học gồm: Trường Trung cấp du lịch, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng, trường Cao đẳng nghềĐà Lạt, trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, trường Đại học Đà Lạt, trường Đại học dân lập Yersin Đà Lạt. Các Sở văn hoá, thể thao và du lịch hàng năm còn tổ chức các lớp nghiệp vụ buồng, bàn, lễ tân,

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 102 - 103)