Đầu tư phát triển du lịch 87 

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 100 - 102)

Trong thời gian qua, được sự hỗ trợ từ ngân sách địa phương và nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch của Tổng cục du lịch, một số hạng mục được quan tâm đầu tư phát triển, nguồn vốn này là nguồn vốn “mồi” góp phần quan trọng vào việc thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Giai đoạn 2001-2005, ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đã tiếp nhận 138,78 tỷ đồng đầu tư vào phát triển hạ tầng du lịch thuộc 12 dự án. Ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư các khu du lịch trọng điểm từ năm 2006 cho hạ tầng du lịch là 63 tỷ đồng, tổng kinh phí đền bù giải tỏa cho khu du lịch hồ Tuyền Lâm là 250 tỷ đồng [83].

Bảng 2.9. Vốn đầu tư cho phát triển du lịch giai đoạn 2000 - 2010 của tỉnh Lâm Đồng

Đvt: tỷ VNĐ

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Vốn 44 72,5 100 137 145 350 500 900 500 630 700

Nguồn: Sở văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng [95].

Lâm Đồng là một trong các tỉnh Tây Nguyên có đầu tư mạnh vào các dự án du lịch và cũng là tỉnh có nhiều dự án đầu tư vào du lịch.

Đến năm 2009, có 25 dự án đầu tư vào khu vực Tây Nguyên với tổng số vốn đầu tư là 3.215 tỷđồng. Một số dự án đầu tư vào du lịch tiêu biểu:

- Tỉnh Kon Tum: dự án khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Chư Mom Ray, quy mô 50.000 lượt khách/năm, vốn đầu tư 200 tỷđồng. Dự án khu du lịch sinh thái Đăk snghe, vốn đầu tư 130 tỷđồng. Dự án khu du lịch sinh thái lòng hồ Plei Krông, quy mô 10.000 lượt khách/năm, vốn đầu tư 100 tỷđồng.

- Tỉnh Gia Lai: dự án khu du lịch sinh thái vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, quy mô 100 ha, vốn đầu tư 45 tỷđồng. Khu du lịch sinh thái đồi thông Hà Tam, quy mô 2000 ha, vốn đầu tư 30 triệu USD. Công viên văn hoá các dân tộc, quy mô 195 ha, vốn đầu tư 94 tỷđồng. Khu du lịch lâm viên Biển hồ, quy mô 440 ha, vốn đầu tư 48 tỷđồng.

- Tỉnh Đăk Lăk: khu du lịch sinh thái đồi Cư Luê, quy mô 115 ha, vốn đầu tư 500 tỷđồng. Khu du lịch hồ Ea kao, quy mô 120 ha, vốn đầu tư 120 tỷđồng. Khu du lịch hồ Lăk, quy mô 47 ha, vốn đầu tư 50 tỷđồng.

- Tỉnh Đăk Nông: khu du lịch sinh thái - văn hoá Nam Nung, quy mô 142 ha, vốn đầu tư 180 tỷđồng. Khu du lịch cụm thác Dray Sáp - Gia Long - Trinh Nữ, quy mô 1.655 ha, vốn đầu tư 90 tỷđồng.

- Tỉnh Lâm Đồng: có 151 dự án đầu tư trên địa bàn từ năm 2003 - 2009, với tổng vốn đầu tư là 43.856 tỷ đồng. Tiêu biểu là: Khu du lịch sinh thái Cam Ly – Măng Lin, quy mô 300 ha vốn đầu tư 800 tỷ đồng. Dự án sân Golf 36 lỗ, khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng cao cấp, quy mô 300 ha, vốn đầu tư 3.440 tỷ đồng. Khu công viên văn hóa Đà Lạt, quy mô 20 ha, vốn đầu tư 1.445 tỷ đồng. Khu du lịch sinh thái rừng hồĐa Nhim, quy mô 3000 ha, vốn đầu tư 4.800 tỷđồng. Khu du lịch hồ thủy điện Đại Ninh, quy mô 5000 ha, vốn đầu tư 8000 tỷđồng. Dự án vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, quy mô 70.000 ha, vốn đầu tư 4.800 tỷđồng [4].

Công tác đầu tư phát triển du lịch đã được quan tâm ở tất cả các tỉnh Tây Nguyên, tuy nhiên thời gian qua do ảnh hưởng tình hình tài chính khu vực và trong nước, một số dự án đã đăng ký chưa được triển khai ảnh hưởng lớn quy hoạch phát triển các khu du lịch.

Các tỉnh đang rà soát lại các dự án đầu tư vào du lịch, phối hợp chủ đầu tư giải quyết những vướng mắc, nếu chủ đầu tư không giải ngân đúng tiến độ kiên quyết thu hồi dự án.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 100 - 102)