Tác động giữa hội nhập kinh tế quốc tế và du lịch 41 

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 54 - 58)

Ngày nay, phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tếđang đặt ra cho các quốc gia nhiều cơ hội và thách thức. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế và thị trường của một quốc gia với nền kinh tế và thị trường thế giới và khu vực thông qua các biện pháp tự do hóa và mở của thị trường trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Hội nhập kinh tế quốc tế có nội dung rộng hơn và cao hơn tự do hóa thương mại: i) Tự do hóa lưu chuyển các yếu tố tham gia quá trình sản xuất, kinh doanh như vốn, công nghệ, nhân công; ii) Thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; iii) Thực hiện các biện pháp thuận lợi hóa thương mại và đầu tư; iv) Thuận lợi hóa và tự do hóa việc đi lại của doanh nhân; v) Xây dựng các tiêu chuẩn thống nhất và hợp chuẩn; vi) Giải quyết các tranh chấp thương mại theo qui định quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế là sự phát triển cao của phân công lao động quốc tế. Do sự phát triển của khoa học và công nghệ, do quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới đã làm cho phân công lao động quốc tế phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Đến lượt nó, phân công lao động quốc tếđã hình thành một khuôn khổ mới cho sự phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế của các quốc gia.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Thứ nhất, tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của mỗi quốc gia nhờ mở

rộng thị trường ngoài nước. Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho mỗi nước có khả năng tiếp cận với công nghệ, vốn, quản lý với trình độ tiên tiến, góp phần nâng cao khả năng sản xuất trong nước và và vị thế cạnh tranh của mỗi quốc gia. Thứ hai, tăng khả năng thu hút vốn nước ngoài, bao gồm vốn vay, ODA, FDI cũng như công nghệ cao nhờ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh như một hệ quả tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế là sự phối hợp mang tính chất liên quốc gia giữa hai hay nhiều nhà nước độc lập, có chủ quyền hay nhiều hiệp định kinh tế-thương mại. Hội nhập quốc tế được xem như giải pháp trung hòa giữa hai xu hướng tự do hóa mậu dịch và bảo hộ mậu dịch của hai trường phái kinh tếđối lập nhau giữa trường phái tân cổđiển và trường phái chủ nghĩa dân tộc mới.

Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đầu tư theo hướng chuyên môn hóa sản xuất, khai thác tối đa lợi thế so sánh của mỗi nước, thúc đẩy giao lưu và trao đổi khoa học, kinh nghiệm quản lý, giảm dần khoảng cách phát triển giữa các quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội dỡ bỏ dần các rào cản về thuế quan, phi thuế quan, tạo nên khuôn khổ kinh tế và pháp lý phù hợp với tiến trình tự do hóa đa phương, góp phần phát triển hệ thống thương mại đa phương cả về chiều rộng và chiều sâu.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, du lịch được xem là lĩnh vực có nhiều ưu thế tham gia vào sân chơi toàn cầu.

Trước hết du lịch là ngành trụ cột trong thương mại quốc tế tham gia vào tiến trình mở cửa và tự do hóa thương mại của các quốc gia. Du lịch là cầu nối cho thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài. Trong định hướng thương mại của các nước công nghiệp mới, các quốc gia này đều xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, là ngành “Công nghiệp không khói”.

Với thế mạnh tổ chức các chuyến du lịch nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo… du lịch làm phương tiện kết nối đầu tư giữa nước nhà đầu tư ngoài nước với trong

nước. Nhờ vào du lịch, dòng vốn FDI, ODA có cơ hội di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác.

Trong hội nhập kinh tế quốc tế, du lịch làm cho văn hóa của các quốc gia có dịp được giới thiệu, đó là những tài nguyên nhân văn tinh túy đưa đến bạn bè quốc tế. Du lịch là cầu nối tình hữu nghị, hợp tác và thân thiện giữa các quốc gia. “Du lịch là hộ chiếu đi tới hòa bình và hữu nghị” (tuyên bố Manila về du lịch). Du lịch còn là phương tiện thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo trên bình diện thế giới. Tác động sâu sắc từ phát triển du lịch làm cho bộ phận lớn dân cư có việc làm trực tiếp và gián tiếp từ du lịch; thu nhập xã hội từ du lịch tăng nhanh do phát triển các ngành nghề phụ vụ du lịch. Du lịch trong nền kinh tế hội nhập đòi hỏi phải nâng cao dân trí cho lao động trong ngành.

Du lịch trong nền kinh tế hội nhập hướng đến chất lượng quốc tế về dịch vụ, về cơ sở hạ tầng phục vụ, trình độ quản lý và năng lực tổ chức. Chính vì vậy, hội nhập đòi hỏi du lịch phải từng bước hiện đại hóa, hệ thống hóa và chất lượng hóa. Đến lượt nó, du lịch phát triển làm cho hội nhập của các quốc gia càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và giảm dần khoảng cách phát triển.

Tuy nhiên, phát triển du lịch trong điều kiện hội nhập có nhiều thách thức. Đó là do trình độ phát triển của các quốc gia không đồng đều, do vậy năng lực cạnh tranh yếu làm cho các nước đang phát triển mất dần lợi thế trong phát triển. Các nước đang phát triển sẽ lệ thuộc vào sân chơi của các nước lớn.

Trên thị trường du lịch, cũng như trong nền kinh tế, cạnh tranh sẽ làm cho qui luật lợi nhuận có xu hướng giảm sút hình thành. Thị trường du lịch cũng chính là thị trường cạnh tranh gay gắt nhất, do du lịch hội tụ các yếu tố của đầu tư và thương mại quốc tế.

Hội nhập sẽ tác động mạnh đến các tài nguyên nhân văn, mặt tích cực được khai thác, phát triển, tôn tạo. Tuy vậy, do yếu tố hướng ngoại, vì vậy bản sắc văn hóa của số sản phẩm du lịch sẽ bịảnh hưởng, thậm chí phai nhạt.

tiên là các thương nhân, thông qua con đường du lịch các quan hệ kinh tếđược hình thành. Du lịch là chiếc cầu nối thực sự cho thương mại quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài.

- Du lịch, ngành đi đầu trong việc thực hiện chính sách mở cửa hội nhập, cầu nối của hợp tác, hoà bình và hữu nghị; nhờ các cuộc tiếp xúc gặp gỡ thường xuyên giữa con người do du lịch mang lại mà người ta có thể tiến tới thiết lập bầu không khí ôn hoà, lòng khoan dung trong xã hội, một yếu tố tâm lý cần thiết để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc. Nói cách khác, du khách cũng chính là những đại sứ của hòa bình và hữu nghị.

- Khi đánh giá vai trò của một ngành kinh tế trong nền kinh tế thị trường của một nước nhất là một ngành có tính chất dịch vụ như du lịch thì cần phải xem xét trên mặt kinh tế và xã hội. Bởi vì du lịch có mặt tích cực và mặt “không tích cực”. Đó là việc kinh doanh du lịch (đặc biệt là du lịch quốc tế) nếu phát triển không đúng hướng có thể gây ra “ô nhiễm” môi trường kinh tế, văn hoá và xã hội, do yếu tố “tiêu cực” từ bên ngoài thâm nhập vào. Do vậy cần phải có chiến lược phát triển du lịch đúng hướng, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn cảnh quan môi trường lành mạnh, quan hệ xã hội và bảo đảm an ninh quốc gia.

Phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm đáp ứng những yêu cầu sau:

- Trước hết là mở rộng và thâm nhập thị trường du lịch thế giới. Trong khuôn khổ WTO, ngành du lịch phải tham gia vào chính sách mở cửa thị trường, các doanh nghiệp du lịch trong nước tham gia vào sân chơi toàn cầu. Ngược lại, phải mở cửa để các đối tác trên thế giới tham gia cung cấp dịch vụ du lịch ở Việt Nam.

- Ngành du lịch phải đáp ứng với việc tham gia sâu vào các tổ chức quốc tế trong khuôn khổđa phương như tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). UNWTO, Hiệp hội du lịch châu Á Thái Bình Dương (PATA)… nhằm quảng bá vị thế, tạo hình ảnh trên thị trường du lịch thế giới.

- Tăng cường hợp tác song phương và đa phương để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm phát triển du lịch, đào tạo nhân lực, hợp tác xúc tiến quảng bá, khai thác các thị trường trọng điểm.

- Phát triển du lịch đòi hỏi phải hoàn thiện đồng bộ khuôn khổ pháp lý để phù hợp với những qui định của UNWTO và các nước ASEAN.

- Triển khai xây dựng chiến lược phát triển du lịch; cải thiện môi trường đầu tưđể thu hút đầu tư trực tiếp vào du lịch; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch nhằm tăng sức hấp dẫn và chất lượng sản phẩm. Nhanh chóng thiết lập đại diện tại thị trường trọng điểm, nghiên cứu thị trường đối tác, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến nâng cao hình ảnh du lịch.

- Nâng cao chất lượng điểm đến, xây dựng ASEAN là điểm đến chung hấp dẫn, hướng tới xây dựng cộng đồng vào năm 2015.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 54 - 58)