Những cơ hội 108 

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 121 - 122)

Thế kỷ XXI đang có những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị và xã hội; tính năng động và có nhịp độ tăng trưởng cao của nền kinh tế các nước khu vực châu Á; xu thế toàn cầu hóa và hợp tác tiểu vùng (WEC, GMS…); nhu cầu hợp tác phát triển tăng lên, đòi hỏi phải sự thay đổi phạm vi, chức năng và cấu trúc của các thể chế toàn cầu như Liên hợp quốc (UN), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức thương mại thế giới (WTO)… Nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Theo dự báo của Tổ chức du lịch thế giới, khu vực Đông Nam Á đến năm 2020 sẽđón khoảng 125 triệu lượt khách quốc tế, mức tăng trưởng bình quân lượng khách quốc tế đến khu vực giai đoạn đến năm 2010 là 6%/năm. Bối cảnh đó tạo cơ hội thuận lợi cho du lịch Việt Nam và du lịch Tây Nguyên phát triển theo hướng hội nhập ngang tầm khu vực và quốc tế.

Việt Nam nằm trong vùng phát triển kinh tế được đánh giá vào loại năng động nhất thế giới. Việt Nam tiếp tục được xếp là nước có tốc độ phát triển cao trong khu vực châu Á, đứng thứ hai sau Trung Quốc, cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi nhanh sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư phát triển; đời sống vật chất và tinh thần người dân ngày càng được cải thiện; nhận thức du lịch thay đổi theo hướng tích cực; nhu cầu du lịch tăng nhanh. Luật du lịch năm 2006 đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển du lịch. Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập với việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đã, đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đầu năm 2007 tạo ra ba cơ hội lớn cho ngành du lịch:

- Gia tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch để phát triển hạ tầng, nâng năng lực phục vụ khách trong và ngoài nước, đặc biệt là du lịch MICE.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ngoài ra, việc bỏ chế độ VISA đối với công dân một số nước ASEAN và Nhật Bản, việc mở thêm các đường bay Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Hàn Quốc…góp phần thu hút khách du lịch đến Việt Nam.

Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo; đất nước con người Việt Nam mến khách; là điểm đến an toàn, thân thiện đối với khách du lịch quốc tế.

Ngành du lịch Tây Nguyên được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương và lãnh đạo các tỉnh với xu thế phát triển lâu dài, cụ thể là:

- Du lịch, dịch vụ du lịch được định hướng là ngành kinh tế mũi nhọn; kết cấu hạ tầng trong đó có hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư phát triển; nhà đầu tư trong và ngoài nước rất quan tâm đến khu vực Tây Nguyên. Các tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách thông thoáng ưu đãi trong công tác đầu tư tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài khu vực.

- Các tỉnh Tây Nguyên với nhiều tiềm năng và lợi thế trở thành khu vực du lịch có tầm cỡ quốc gia và quốc tế; với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, hội nghị, hội thảo, du lịch nghiên cứu, đào tạo chất lượng cao.

- Xu thế phát triển, liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa phương với các trung tâm du lịch khác; nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long.

- Tây Nguyên vẫn là vùng đất lớn nhiều cơ hội khám phá, sựổn định và phát triển ở khu vực này là yếu tố thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 121 - 122)