Giải pháp về công tác xúc tiến quảng bá du lịch 143 

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 156 - 159)

Quảng bá du lịch nhằm cung cấp thông tin du lịch của địa phương tới du khách một cách thường xuyên, mọi lúc mọi nơi. Muốn vậy, phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường bên ngoài, các thị hiếu về sản phẩm và dịch vụ du lịch của thị trường các nước trong khu vực và thế giới. Từ đó, có cách quản lý và phục vụ riêng cho phù hợp với từng loại khách.

Tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề để quảng bá du lịch Tây Nguyên, du lịch Việt Nam. Nếu cần, thậm chí có thể thuê các công ty quảng bá chuyên nghiệp trong và ngoài nước thực hiện. Các tỉnh Tây Nguyên cần xúc tiến việc xây dựng các văn phòng đại diện, thông tin du lịch của địa phương ở các thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Châu Âu.

Nâng cao nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch Tây Nguyên trong khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch.

Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm; tranh thủ hỗ trợ quốc tếđể xúc tiến quảng bá du lịch địa phương.

Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, công bố những sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội lớn của Tây Nguyên trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các chiến dịch xúc tiến, sự kiện quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề, tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tếđể giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.

Các thuộc tính khách quốc tế quan tâm như: (1) cảnh quan thiên nhiên, (2) văn hóa đặc thù, (3) con người... có thể tạo nên nét đặc trưng của Tây Nguyên. Bên cạnh đó, có thể kết hợp các di sản văn hóa tạo nên một “gói” sản phẩm đa dạng. “Gói” sản phẩm này có thểđược thể hiện thông qua việc thiết kế chương trình tour của các doanh nghiệp lữ hành nhằm giúp cho khách khám phá “trọn gói” sản phẩm đặc trưng của Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Tây Nguyên. Tuy nhiên, trên cơ sở dữ liệu thu thập được, các nhà hoạch định chính sách vĩ mô cần chủđộng xây dựng các chính sách liên kết nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành.

Để tiết kiệm chi phí, các công ty du lịch cần dựa vào hành vi của khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế, các nhà hoạch định cần xem xét lại những điểm mạnh của Du lịch Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng để có hoạch định chiến lược khai thác. Đặc biệt, cần chú ý đến để nguồn cung cấp thông tin quảng bá du lịch đến khách hàng. Trong một môi trường năng động về sự phát triển công

nghệ thông tin, các trang web quảng bá của Du lịch Việt Nam và Tây Nguyên hầu như chưa đến được đầy đủ với khách hàng. Các nhà hoạch định cần lồng ghép địa chỉ trang web của Việt Nam cũng như các tỉnh trong các chương trình quảng bá du lịch nhằm thu hút và đưa khách hàng từ chương trình quảng bá offline (tập gấp, sách hướng dẫn,... ) đi đến tham vấn những thông tin online (Internet). Đồng thời, cần thiết lập mạng lưới văn phòng đại diện ở nước ngoài, tăng cường tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch quốc tế, thiết lập mối quan hệ lâu bền với các đại lý du lịch và các hãng điều hành du lịch. Coi trọng công tác phát hành ấn phẩm quảng cáo nhằm mang lại cho khách nhiều thông tin, hình ảnh về Tây Nguyên, có đầy đủ thông tin về du lịch và chương trình tour của công ty. Các địa phương, doanh nghiệp có trách nhiệm liên kết, hỗ trợ quảng bá lẫn nhau để có thể tối ưu hóa các chương trình quảng bá.

Du lịch là ngành kinh tế mang tính tổng hợp, đa ngành cao. Do đó sản phẩm du lịch có tính đặc thù riêng, không giống bất cứ sản phẩm hàng hóa nào khác. Vì vậy, tổ chức bán những sản phẩm du lịch đòi hỏi phải có cách tiếp cận riêng, xác định đúng đối tượng, nhu cầu, thị hiếu của khách để có phương thức tiếp thị phù hợp.

Việc quảng bá phải nhằm vào sở thích, thị hiếu của từng thị trường, từng đối tượng cụ thể, để từ đó có cách tiếp cận riêng, sản phẩm riêng. Muốn quảng bá du lịch có hiệu quả, vấn đề quan trọng là phải xác định rõ chiến lược thị trường. Du khách đến Tây Nguyên nhiều năm liền chủ yếu vẫn là khách du lịch nội địa - các tỉnh phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long, khách du lịch quốc tế chỉ có 15% và chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với tổng số khách quốc tế đến Việt Nam (dưới 1%). Trong những năm tới, quảng bá du lịch phải trên cơ sở xác định rõ các nhóm thị trường. Phải ưu tiên thị trường gần, khai thác mạnh khách du lịch cả bằng đường hàng không và đường bộ, đẩy mạnh quảng bá ở những thị trường xa, thị trường có lợi thế tiềm năng...

Kết hợp với các kênh truyền hình VTV, HTV, truyền hình địa phương để giới thiệu hình ảnh du lịch Tây Nguyên ở khắp mọi miền đất nước.

Mặt khác, mỗi giai đoạn thời gian trong năm khác nhau, đối tượng du khách cũng khác nhau. Chẳng hạn mùa hè, tỷ lệ khách du lịch là thầy, cô giáo các trường học sẽ cao hơn những thời điểm khác trong năm. Do vậy trong kế hoạch tuyên truyền, quảng bá cũng cần tính đến khía cạnh này để có cách tiếp cận phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 156 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)