Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch 146 

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 159 - 161)

Qua kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và khu vực cho thấy công tác đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thành công đối với sự phát triển của đất nước. Đối với Tây Nguyên càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang hình thành và ảnh hưởng sâu rộng đến tư duy quản lý, tư duy kinh tế và phương thức sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để đạt được những mục tiêu dự án đặt ra, vấn đề xây dựng một đội ngũ cán bộ, doanh nhân có năng lực và một đội ngũ công nhân lành nghề tham gia hoạt động du lịch là vai trò hết sức quan trọng.

Có thể nói tư duy kinh doanh, nghiệp vụ và phương thức tiếp cận của các doanh nghiệp du lịch của tỉnh nhìn chung trình độ còn thấp, tính chuyên nghiệp chưa cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đội ngũ công nhân lành nghề cho từng công đoạn phục vụ còn thiếu, vì vậy cần phải có chiến lược đào tạo cán bộ quản lý, các doanh nhân, công nhân kỹ thuật trực tiếp tham gia...để thực hiện chiến lược phát triển du lịch Tây Nguyên.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến nghiệp vụ, thông tin thị trường cho cán bộ công nhân hoạt động kinh doanh du lịch. Chú trọng hơn nữa thực hiện việc chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực du lịch thông qua các tổ chức, hiệp hội hoạt động du lịch trong nước và quốc tế.

Phát triển mạnh nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch. Có chính sách thu hút lực lượng chuyên gia du lịch để cùng với số nhân lực hoạt động du lịch của tỉnh tạo

hạt nhân cho việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý cũng như kinh doanh du lịch.

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch đối với lao động địa phương, đặc biệt đối tượng là đồng bào dân tộc tại chỗ (Ê đê, M’Nông, Ba na...) bằng các chính sách hỗ trợ trong đào tạo hướng nghiệp dạy nghề, vận động các doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch ưu tiên sử dụng nguồn lao động này, nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề có tính chiến lược của mọi quốc gia. Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch.

Du lịch là một ngành kinh tếđòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên, lễ tân…hết sức cao.

Để đáp ứng được yêu cầu trên, cần phải có một chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang công tác trong ngành thuộc các khu vực nhà nước, liên doanh và tư nhân. Những giải pháp chính của một chương trình như trên bao gồm:

- Tiếp tục tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên và lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên phạm vi toàn tỉnh. Kết quảđiều tra sẽ cho phép đưa ra một kế hoạch đào tạo cụ thể về các cấp đào tạo, trình độ chuyên ngành (bao gồm cả đào tạo lại và đào tạo mới) đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay của du lịch Tây Nguyên.

- Khuyến khích đào tạo chính quy về du lịch trình độ đại học và trên đại học về nghiệp vụ du lịch. Đây sẽ là lực lượng cán bộ quản lý nòng cốt góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch của Tây Nguyên trong tương lai.

- Có kế hoạch cử cán bộ trẻ có trình độ và các sinh viên có năng lực sang các nước phát triển đểđào tạo trình độđại học và sau đại học cũng nhưđể thực tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên ngành du lịch.

- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước du lịch phát triển.

- Xây dựng và xúc tiến một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch, về cách ứng xử đối với khách du lịch cho toàn thể nhân dân Tây Nguyên, đặc biệt là thành phố du lịch Đà Lạt, Buôn Ma Thuột thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống đào tạo ở các trường phổ thông trung học.

- Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề cho các cấp quản lý, nhân viên trực tiếp làm công tác du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 159 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)