Hệ thống đại lý bán lẻ tại các thị trường gửi khách 27 

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 40 - 42)

Mặc dù hai hệ thống đại lý du lịch lớn trên thế giới là American Express và Thomas Cook đều bắt đầu hoạt động của mình trong cùng một năm 1841, nhưng phải đến sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các đại lý du lịch mới bắt đầu có vai trò đáng kể trên thị trường du lịch thế giới. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, bắt nguồn từ sự phát triển bùng nổ của hàng không dân dụng trên phạm vi toàn cầu, hoạt động bán vé máy bay đã tạo điều kiện cho hệ thống các đại lý du lịch lớn mạnh và chiếm lĩnh vị trí then chốt trên thị trường gửi khách du lịch quốc tế. Tại đây, đại lý du lịch là đại lý của các nhà cung cấp chủ yếu sau: Công ty lữ hành, hãng hàng không, khách sạn, các nhà cung cấp du lịch khác (tàu biển, bảo hiểm…). Các chương trình du lịch trọn gói là sản phẩm chủ yếu của các công ty lữ hành tiêu thụ thông qua các đại lý du lịch. Các công ty lữ hành có vai trò như những nhà sản xuất,

còn các đại lý du lịch như những đại lý bán hàng của lữ hành nhằm thu tiền hoa hồng. Theo Victor T.C.Miiddleton thì hệ thống các đại lý du lịch tại các thị trường gửi khách có những chức năng cơ bản sau đây:

- Là điểm bán hoặc cách tiếp cận thuận tiện cho khách du lịch khi mua hay đặt trước các dịch vụ du lịch.

- Phân phối các ấn phẩm quảng cáo thông tin.

- Trưng bày và thể hiện các cơ hội lựa chọn cho khách du lịch.

- Tư vấn và giúp đỡ khách du lịch trong việc lựa chọn sản phẩm thích hợp. - Thực hiện các dịch vụ bán sản phẩm thông qua các thủ tục cần thiết và nhập dữ liệu vào hệ thống thông tin.

- Là nguồn cung cấp thông tin cho các nhà cung cấp.

- Tham gia và bổ sung cho các hoạt động khuếch trương của nhà cung cấp. - Tiếp nhận và giúp đỡ các phàn nàn và khiếu nại của khách.

Hiện nay, hầu như toàn bộ các chương trình du lịch trọn gói của các doanh nghiệp lữ hành được bán thông qua các đại lý du lịch. Những chức năng trên đã đảm bảo cho các đại lý du lịch đóng vai trò không thể thiếu trong các kênh phân phối. Họ là người trực tiếp quan hệ và có ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình ra quyết định mua sản phẩm của khách du lịch. Trải qua một quá trình hoạt động lâu dài, các đại lý đã xây dựng được những mối quan hệ gắn bó thậm chí mang tính cá nhân đối với khách du lịch. Không ai khác ngoài các đại lý du lịch hiểu rõ hơn nhu cầu của khách. Một đại lý du lịch có thể bán sản phẩm của nhiều công ty lữ hành khác nhau. Vì vậy, việc họ giới thiệu hay tư vấn cho khách như thế nào về sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành có tác động trực tiếp tới quyết định của khách du lịch. Giữa các doanh nghiệp lữ hành và các đại lý du lịch (trong phạm vi một quốc gia) luôn tồn tại một mối quan hệ mật thiết. Mối liên kết này còn được thắt chặt hơn bởi sự phức tạp của hệ thống pháp lý và những quy định chặt chẽ của các Hiệp hội kinh doanh du lịch (Ví dụ: Hiệp hội Đại lý Du lịch Anh quốc, ABTA). Các đại lý du lịch

chỉ bán sản phẩm của các công ty lữ hành của quốc gia, hoặc thậm chí của hiệp hội kinh doanh đó. Vì vậy, khả năng thâm nhập tới hệ thống các đại lý du lịch (chưa nói

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)