Địa hình, đất đai, khoáng sản 51 

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64)

Tây Nguyên nằm ở cả Đông và Tây Trường Sơn nên đất đai, địa hình, khí hậu đa dạng. Độ cao trung bình toàn vùng khoảng từ 600-800m so với mặt biển, nhưng có những nơi rất thấp như khu vực biên giới tỉnh Đăk Lăk chỉ cao 200m, có những nơi như Langbiang Đà Lạt cao 1500m. Nhiều dãy núi trùng điệp với những đỉnh núi cao trên 200m như Ngọc Linh, Chư Hmu, Chư Yangsin, Lang Biang. Địa hình Tây Nguyên chạy dài từ Bắc đến Nam với các cao nguyên liên tiếp.

Bên cạnh tài nguyên rừng, Tây Nguyên có lợi thế vềđất, trong đó nổi bật là đất đỏ bazan với khoảng 1,5 triệu ha, phân bố chủ yếu trên các cao nguyên: Kon Ha Nừng, Buôn Ma Thuột, Đăk Nông, Lâm Viên và Di Linh, được xếp vào loại đất tốt nhất thế giới. Ngoài ra, còn có hàng chục vạn ha đất đen, đất phù sa thích hợp nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, với nhiều sản phẩm chủ lực như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, ngô lai, bông, chè, rau xuất khẩu. Tài nguyên khoáng sản ở Tây Nguyên đa dạng, một số có trữ lượng lớn như than bùn, than nâu, sét cao lanh, puzolan và bôxít với trữ lượng khoảng 4,5 tỉ tấn chiếm 91% trữ lượng bô xít của cả nước, phân bố chủ yếu ở Đăk Nông, Lâm Đồng. Nhóm khoáng sản kim loại có giá trị như sắt, wofram, antimon, chì, kẽm, vàng; nhóm đá quí như saphia, xincon, corindon, thạch anh hồng và thạch anh tinh thể… phân bổ đều ở các tỉnh. Điều kiện địa hình, đất đai, thổ nhưỡng là vùng đất lý tưởng tạo nên những sản phẩm du lịch đặc trưng, hấn dẫn của Tây Nguyên như du lịch nghiên cứu, điền dã cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, du lịch trang trại, miệt vườn… Với địa hình của Tây Nguyên thích hợp cho các loại hình du lịch mạo hiểm, du lịch leo núi, nhảy dù… đang có xu hướng phát triển mạnh trên thế giới.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64)