Thị trường mục tiêu của du lịch Tây Nguyên 129 

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 142 - 145)

Khi nghiên cứu về thị trường mục tiêu của du lịch Tây Nguyên, qua số liệu điều tra thống kê cho ta thấy: thị trường khách du lịch đến từ Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 60,5% lượng khách du lịch nội địa. Chính vì vậy, đây là thị trường khách quan trọng nhất. Điều đó cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh nơi có thu nhập GDP trên đầu người cao nhất nước; số người đi du lịch hàng năm cao; là thị trường sôi động nhất của các hãng du lịch cùng cạnh tranh cho du lịch trong và ngoài nước. Không chỉ Tây Nguyên mà các địa phương khác cũng xác định Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường khách lớn nhất và khả năng chi trả cao nhất.

Thị trường mục tiêu của du lịch Tây Nguyên là Thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam bộ và Nam bộ, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường quan trọng nhất. Đặc điểm của thị trường Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có thu nhập đầu người cao nhất nước, là trung tâm kinh tế - thương mại, văn hóa và cửa ngõ quan trọng bật nhất ở nước ta. Thành phố Hồ Chí Minh hội tụ các điều kiện để trở thành đô thị có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất, tầm nhìn đến năm 2030, 2050 là siêu đô thị đầu tiên ở nước ta. Có vị trí địa lý và giao thông khá thuận tiện nối liền Tây Nguyên; có nhịp sống khẩn trương và bùng nổ mạnh mẽ của đô thị hóa, nền kinh tế đa thành phần, trong đó các loại hình sở hữu tư nhân đang phát triển mạnh, người dân có sở thích du lịch và xu hướng tận dụng ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, tết, hè, … đi du lịch khá phổ biến. Thành phố Hồ Chí Minh cách Tây Nguyên 180 km (tính từ huyện Đạ Hoai tỉnh Lâm Đồng), với nhiều phương tiện vận tải thông dụng, giá cả hợp lý là sự lựa chọn của phần đông khách hàng cho các chuyến du lịch ngắn ngày lý thú.

Qua nghiên cứu của chúng tôi thống kê cho thấy mục đích của khách du lịch đến Tây Nguyên là:

- Tham quan, nghỉ dưỡng: 80%.

- Công vụ, tìm cơ hội đầu tư: 12%.

Thống kê này phù hợp với tài nguyên du lịch của khu vực Tây Nguyên chủ yếu phục vụ cho tham quan, nghỉ dưỡng. Khách du lịch nghỉ ngơi sau một kỳ lao động mệt mỏi, nhằm mục đích tái sản xuất sức lao động, giảm mức độ căng thẳng trong công việc, khám phá các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng, nâng cao lòng yêu quê hương, đất nước.

Độ tuổi du lịch Tây Nguyên, qua điều tra cho thấy dưới 30 tuổi chiếm 38,76%, từ 30 tuổi đến 60 tuổi chiếm 50,37%, trên 60 tuổi chiếm 10,78%. Độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi có sở thích chi tiêu cao, thường là người trụ cột trong gia đình. Thị trường du lịch Tây Nguyên phải nhắm vào độ tuổi này.

Cũng qua nghiên cứu cho thấy trong những khách du lịch, giới kinh doanh chiếm 48,25%, thường là cán bộ các doanh nghiệp thông qua hình thức khuyến thưởng, du lịch MICE, du lịch tìm cơ hội đầu tư, thương thảo… Giới công nhân, nông dân chiếm 30,75% thường du lịch qua hình thức tổ chức của công ty, công đoàn, hội… Giới trí thức chiếm 13% và giáo viên, học sinh chiếm 5%. Thị trường mục tiêu của Tây Nguyên phải hướng vào nhóm khách hàng là các công ty, các cơ quan, hội, đoàn thể, trường học thông qua các đại lý và các doanh nghiệp tổ chức tại Thành phố Hồ Chi Minh và các tỉnh phải tăng cường thông tin, quảng bá cho nhóm khách hàng này một cách thường xuyên, khuyến khích các doanh nghiệp đưa khách lên Tây Nguyên bằng các chính sách ưu đãi, giảm giá, tặng một số dịch vụ cho khách trên cơ sở liên kết với ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương.

Đối với thị trường mục tiêu: Xác định sản phẩm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch MICE, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm… sẽ là sản phẩm chủ yếu; từ đó Tây Nguyên cần tập trung vào định vị thị trường mục tiêu, xây dựng các tuyến, điểm, khu du lịch cho phù hợp.

Đối với thị trường Thành phố Hồ Chí Minh chiến lược là mô hình tăng trưởng khai thác sâu và phát triển sản phẩm mới. Chiến lược này kết hợp:

- Liên kết với các doanh nghiệp lữ hành ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long nhận khách và nối chuyển.

- Ký các hợp đồng với các doanh nghiệp, đại lý ở khu vực này trực tiếp khai thác các nguồn khách.

- Khuyến khích bằng các chính sách ưu đãi giá cả, dịch vụ…cho khách đi du lịch tự do tới Tây Nguyên.

Ngoài ra, cần phải khai thác khách qua liên kết du lịch với các tỉnh miền Trung, miền Bắc khi họ ký kết hợp đồng khách với Thành phố Hồ Chí Minh.

Thị trường khách Đông Nam bộ với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đang có sự bứt phá về phát triển kinh tế, tập trung nguồn lực đông đảo, là thị trường tiềm năng lớn cho Tây Nguyên. Các chiến lược marketing phải hướng mạnh vào thị trường này.

Các thị trường Nam Trung bộ đang thực sự phát triển mạnh mẽ về du lịch biển và du lịch tham quan di sản; đây là thị trường mà Tây nguyên cần liên kết để nối chuyến trong tuyến du lịch “Con đường di sản miền Trung”, “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại”.

Đối với thị trường miền Bắc, nhất là Hà Nội, Hải Phòng, vùng đồng bằng Bắc bộ thì Tây Nguyên là một thị trường mới lạ, hấp dẫn và thu hút sự khám phá. Đối với một bộ phận cựu chiến binh, chiến trường Tây Nguyên gợi nhớ những kỷ niệm của cuộc chiến tranh giữ nước. Đồng bằng Bắc bộ là một thị trường tiềm năng.

Tây Nguyên cũng là điểm đến hấp dẫn khách du lịch quốc tế do có các tài nguyên du lịch hấp dẫn:

- Thánh địa Bà la môn ở Cát Tiên. - Rừng quốc gia Cát Tiên.

- Rừng quốc gia Chư Giang Sin.

- Văn hóa lễ hội dân gian Tây nguyên. - Lễ hội Hoa Đà Lạt.

Với chính sách đổi mới kinh tế, đổi mới chính sách đối ngoại, du khách quốc tếđến Tây Nguyên ngày càng tăng; trong đó 58% bằng đường không (sân bay Liên Khương Đà Lạt, sân bay Buôn Ma Thuột, sân bay Pleiku, sân bay Cam Ranh… nối tuyến lên Tây Nguyên bằng đường bộ).

Cơ cấu thị trường có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tốt: thị trường Bắc Mỹ có tỷ lệ tăng trưởng tốt do có số lượng người Việt về thăm quê và cựu binh Mỹ về thăm lại chiến trường xưa.

Thị trường ASEAN chiếm 11,3% và đang có xu hướng tăng mạnh do lượng khách từ Thái Lan 56,7%; Singapore 52,5%; Malaysia 37,8%; một bộ phận đáng kể khách du lịch Campuchia.

Thị trường châu Âu chiếm 12% lượng khách quốc tế vào Việt Nam; nhiều nhất là Pháp, Anh, Đức…

Chính vì vậy, khi xây dựng chiến lược thị trường cần phải thấy khách du lịch đến Tây Nguyên là một bộ phận của khách đến nước ta qua các cửa khẩu Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng…Cần xác định các biện pháp để thu hút và khai thác mạnh khu vực Bắc Á: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN; bằng một chiến lược tiếp thị mạnh mẽ và phương thức du lịch linh hoạt (đường bộ bằng du lịch Caravan, đường thủy, đường không,…).

Liên kết, liên doanh khai thác thị trường khách quốc tế với các địa phương mạnh như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,…

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 142 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)