Vai trò du lịch trong lĩnh vực văn hoá-xã hội 39 

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 54)

Vai trò của du lịch đối với quá trình xóa đói, giảm nghèo: Hoạt động du lịch diễn ra ở các vùng, miền khác nhau nên nó trở thành công cụ quan trọng tác động tới tình trạng đói nghèo của các quốc gia ở nông thôn và thành thị. Du lịch với những hoạt động phong phú của nó sẽ tạo ra các cơ hội phát triển cho người nghèo tại cộng đồng của họ, vì nếu không họ sẽ di chuyển đến các đô thị vốn có cơ hội để sinh sống hơn. Du lịch sẽ cung cấp các kỹ năng sống cho cho người nghèo, tạo cho họ có công ăn việc làm và thu nhập. Chính vì vậy, phát triển du lịch ở các vùng nông thôn và miền núi không chỉ góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường mà còn giảm thiểu tình trạng di cư về các đô thị lớn làm công ảnh hưởng các cân đối vĩ mô và quản lý đô thị.

Thực tế cho thấy, các khu vực và các nước nghèo thường có lợi thế so sánh trong phát triển du lịch. Đó là các tài nguyên du lịch phong phú, các giá trị về di sản văn hoá, âm nhạc, đời sống hoang dã và môi trường, khí hậu… Vì vậy, hơn ngành kinh tế nào khác, du lịch tạo nên thu nhập qua hệ thống cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Các sản phẩm du lịch được tiêu dùng ở nơi sản xuất. Điều này tạo nên khả năng sản xuất cho các sản phẩm mà du lịch tiêu thụ và cần đáp ứng.

Du lịch tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng giảm dần khu vực I, gia tăng khu vực II và khu vực III. Tỷ trọng khu vực I giảm làm cho dân cư di chuyển sang khu vực II và khu vực III.

Ở các nước phát triển, đã xuất hiện tình trạng khu vực I khan hiếm nhân công, giá cả lao động tăng, thu nhập nhờđó cũng được tích lũy. Khả năng tiếp nhận và sử dụng lao động trong khu vực hoạt động du lịch tăng lên rất cao cả hai nguồn lao động: lao động trực tiếp phụ vụ tại các cơ sở du lịch và lao động gián tiếp từ các ngành kinh tế khác. Chính vì vậy, phát triển du lịch không chỉ mang lại nguồn thu cho ngành du lịch mà còn tác động làm gia tăng nguồn thu ở các ngành khác.

nghề nông đã chuyển biến mạnh mẽ, chuyên canh các sản phẩm phục vụ cho du lịch, nhờ đó thu nhập gia tăng, nhiều hộđã thoát nghèo.

Đầu mối giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng: Mỗi dân tộc trên thế giới có nền văn hoá truyền thống riêng và được tích tụ từ lâu đời. Du lịch là một hình thức quan trọng để các dân tộc giao lưu văn hoá với nhau. Những yếu tố văn minh trong nền văn hóa nhân loại càng kích thích phát triển những nét độc đáo của văn hoá dân tộc, văn hóa dân tộc phát triển góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hoá nhân loại, nâng cao trí thức con người và làm cho các dân tộc “xích lại” gần nhau hơn.

Thông qua việc tiêu thụ các sản phẩm du lịch, du khách được mở rộng kiến thức, hiểu biết thêm được nhiều điều mới lạ về văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán… của các địa phương, của các quốc gia. Hơn nữa, khi du khách thực hiện cuộc hành trình là đã truyền bá văn hoá của cộng đồng mà họđang sinh sống, đồng thời chính du lịch văn hoá và khách du lịch góp phần khám phá kho tàng văn hoá của nhân loại.

Việc phát triển ngành du lịch không chỉ mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội. Trước hết, đó là hiệu quả về mặt xã hội đối với mỗi con người, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, việc phát triển du lịch nội địa còn có tác dụng nâng cao lòng yêu quê hương đất nước, giáo dục truyền thống dân tộc. Mặt khác thông qua hoạt động du lịch tăng cường được các mối quan hệ xã hội, tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia góp phần bảo vệ hoà bình thế giới. Du lịch chỉ có thể phát triển trong điều kiện hoà bình và thiện chí chứ không thể phát triển trong điều kiện chiến tranh và thù địch.

Phương tiện giáo dục và hoạt động xã hội: Ngày nay các chuyến du lịch học tập có chủđích vào cuối tuần hay kỳ nghỉ hè là biện pháp hữu hiệu để giúp học viên củng cố kiến thức, tiếp thu ở giảng đường. Ngoài ra khi thực hiện các chuyến du lịch, người ta có dịp trực tiếp đối thoại, tìm hiểu lẫn nhau giữa du khách hoặc với cộng đồng dân cư tại nơi đến du lịch, nên con người có cơ hội để thông cảm, hiểu

biết nhau hơn. Sự kết hợp với các hoạt động xã hội làm cho chuyến du lịch trở nên có ý nghĩa hơn.

Tăng cường sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống: Do tác động của công nghiệp hoá, người lao động thiếu tiếp xúc với thiên nhiên, nên họ khao khát, tìm nơi yên vắng, môi trường sinh thái trong lành để thư giãn, nghỉ ngơi hoặc giải trí, du lịch. Cùng với nhịp sống lao động dồn dập của xã hội công nghịêp hiện đại đã làm xuất hiện những căn bệnh như: căng thẳng thần kinh, huyết áp cao, bệnh nghề nghiệp…Vì lý do đó, các công ty, các xí nghiệp trên thế giới thường khuyến khích công nhân của họđi du lịch giải trí để phục hồi sức khỏe.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 54)