Định hướng phát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên đến năm 2020 122 

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 135 - 138)

Hơn 20 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, Tây Nguyên đã đạt những chuyển biến tích cực về kinh tế - xã hội. Đường lối đổi mới đã xác lập và đi vào quĩ đạo của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, nền kinh tế

ngày càng khởi sắc tạo tiền đề thực hiện đường lối đổi mới với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”.

Tây Nguyên là vùng đất tuy giàu tài nguyên, song điểm xuất phát từ một nền sản xuất nhỏ, chịu tác động của tình trạng du canh du cư, đời sống một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tếở Tây Nguyên còn chậm, đầu tưđã có sự quan tâm song còn dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa tạo nên “cú hích” đưa nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công cuộc đổi mới của nước ta nói chung và Tây Nguyên nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn, nền kinh tế vĩ mô ngày càng ổn định; cơ chế kinh tế được đổi mới và ngày càng phù hợp; lực lượng sản xuất phát triển; tích lũy từ nội bộ nền kinh tế càng vững chắc.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, có lợi thế để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất hàng hóa lớn kết hợp công nghiệp chế biến, phát triển công nghiệp năng lượng và công nghiệp khai thác khoáng sản. Có chiến lược và qui hoạch xây dựng Tây Nguyên giàu về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng, an ninh, tiến tới thành vùng kinh tế động lực. Phát triển nhanh theo hướng thâm canh là chính đối với các cây công nghiệp gắn với thị trường xuất khẩu (cà phê, cao su, chè, bông…), chăn nuôi đại gia súc, trồng và bảo vệ rừng, cây dược liệu, cây đặc sản và công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Phát triển thủy điện lớn và vừa, các hồ chứa nước cho thủy lợi, khai thác và chế biến quặng bauxite. Phát triển công nghiệp giấy, nâng cấp, khai thác tốt các tuyến đường trục và đường ngang nối xuống vùng duyên hải…(Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX). Chính phủ đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX ban hành Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và các giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên. Mục tiêu phát triển đến năm 2005 là: “Tổng sản phẩm trong nước (GDP) gấp 2 lần so với năm 2000, tăng bình quân khoảng 9%/năm, trong đó công nghiệp tăng 16%, nông - lâm nghiệp tăng 7%, dịch vụ tăng 12%;

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hóa, chuyên môn hóa có hiệu quả và sức cạnh tranh cao, tăng đầu tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, ngành dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông – lâm - ngư nghiệp trong GDP, đảm bảo tỷ trọng của các ngành trên là 22-25-53”. Thời kỳ 2006-2010, đạt tốc độ tăng trưởng 7,4%; đến năm 2010, GDP bình quân đạt 8,6 triệu đồng, ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 44%, ngành công nghiệp-xây dựng 26,6%, ngành dịch vụ chiếm 28,7% trong cơ cấu kinh tế. Thời kỳ 2011 - 2020, tăng trưởng đạt tốc độ 7,3%; GDP bình quân đầu người đạt 9,4 triệu đồng [69].

Bảng 3.1. Dự báo tăng trưởng và cơ cấu kinh tế cả nước và vùng Tây Nguyên đến năm 2020 Tăng trưởng GDP (%) Cơ cấu GDP (%) Chỉ tiêu 2001- 2005 2006- 2010 2011- 2020 2005 2010 2020 I Cả nước 7,5 7,5 7,0 100,0 100,0 100,0 1 Công nghiệp, xây dựng 9,61 8,8 8,53 52,5 47,0 53,8 2 Nông, lâm, thủy sản 4,0 4,4 2,5 24,8 18,0 11,6 3 Dịch vụ 7,36 7,7 6,93 22,7 35,0 34,6 II Tây Nguyên 8,26 7,4 7,3 100,0 100,0 100,0 1 Công nghiệp 11,15 12,1 10,0 25,6 26,6 33,5 2 Nông, lâm, thủy sản 5,93 6,9 3,9 44,1 44,7 31,8 3 Dịch vụ 11,38 4,8 6,8 30,3 28,7 34,7

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 135 - 138)