Rừng Tây Nguyên 52 

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65 - 66)

Rừng Tây Nguyên là tài nguyên thiên nhiên vô giá với những loài thực vật quý hiếm như thông đỏ, lan, gần đây nhất đã nhân giống thành công 300 ha sâm Linh Chi được trồng trên đỉnh Ngọc Linh. Ngoài loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, hệ thống rừng Tây Nguyên là điều kiện cho phát triển loại hình du lịch dã ngoại đang phát triển mạnh những năm gần đây.

Là tài nguyên quan trọng cho sự phát triển bền vững với diện tích rừng của Tây Nguyên có 3.868.400 ha, độ che phủ 70,66%, hệ thống thực vật đa dạng, có các điều kiện tốt để phát triển nghề rừng và công nghiệp rừng, đồng thời là nơi giữ vai trò cân bằng sinh thái, là nguồn sinh thủy của hệ thống sông suối khu vực miền Trung và Đông Nam bộ. Do đặc trưng của chếđộ nhiệt đới ẩm, khu vực thực vật có trên 3000 loài bậc cao, trong đó có hơn 1000 loài cây cảnh quí hiếm, gần 1000 loài dược liệu, 600 loài cây gỗ lớn.

Tây Nguyên có nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên đã được quy hoạch như Chư YangSin, Tà Đừng, Cát Tiên, Bidoup… Địa hình và thảm thực vật nằm trong dải liên hoàn với Đông Bắc Campuchia và Nam Lào, đã tạo nên một khu hệđộng thực vật không chỉ giàu về thành phần mà còn có trữ lượng lớn, được đánh giá là khu vực phong phú nhất vềđộng thực vật hoang dã ở Đông Nam Á. Trong số 56 loài động vật có xương sống ở cạn được xem là hiếm ở Đông Dương, có 17 loài được Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (IUCN) xếp vào danh sách các loài quý hiếm cần được bảo vệ như tê giác, voi, bò rừng, bò xám, bò tót, hổ, báo, hươu vàng, vượn đen… Rừng Tây Nguyên là một tài nguyên quý giá cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái đang phát triển trên thế giới. Ngoài ra, rừng và thảm thực vật của Tây Nguyên là tiền đề cho du lịch nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65 - 66)