Văn hóa kiến trúc 56 

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 69 - 71)

Nói đến Tây Nguyên, nhà Rông là biểu tượng văn hóa cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng,… nơi thể hiện các lễ hội tâm

linh, nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ các giá trị văn hóa truyền thống; nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong ngày lễ… Bên cạnh giá trị vật chất, nhà Rông là nơi ẩn chứa văn hóa tâm linh rất bền vững của các dân tộc Tây Nguyên. Vì vậy, nhà Rông Tây Nguyên vừa có giá trị văn hóa vật thể, mà có giá trị văn hóa phi vật thể.

Nhà Rông thường dài khoảng 10m, rộng 4m, cao 15-16m, trong kết cấu không dùng sản phẩm thép, dùng mây, lạt tre để buộc.

Nóc nhà có 2 mái, chạy dọc trên sóng nóc là một dãy trang trí đặc biệt, sân nhà ghép bằng tre lồ ô, hoa văn trang trí trên vách có 2 màu đỏ và xanh. Nơi dựng nhà rông phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng về mùa nắng, ấm áp về mùa mưa. Nhà Rông là di sản kiến trúc tiêu biểu, gắn với cư trú lâu đời của các dân tộc Tây Nguyên, với kỹ thuật đơn giản, kiến trúc đa dạng, kiểu dáng hấp dẫn, hình thức trang trí đặc sắc, là “trái tim” của buôn, làng Tây Nguyên, là một thiết chế văn hóa tiêu biểu, độc đáo không pha trộn của các dân tộc Tây Nguyên.

Người Tây Nguyên có một nền nghệ thuật tạo hình và kiến trúc mang sắc thái độc đáo. Ở Bắc Tây Nguyên là những ngôi nhà Rông dáng mái cao vút hình lưỡi rìu; còn ở Trung và Nam Tây Nguyên đặc trưng bởi các nhà dài sinh sống bởi nhiều gia đình và một phần dành cho sinh hoạt cộng đồng.

Ngoài nhà Rông là kiến trúc độc đáo của Tây Nguyên, kiến trúc về các công trình, dinh thự là một kho tàng đặc sắc mang văn hóa châu Âu. Đà Lạt là đô thị du lịch có hơn 700 biệt thự, những công trình nổi tiếng như biệt thự số 1 được xây dựng như một quần thể trên ngọn đồi rộng hơn 60 ha, nằm ở độ cao 1.550m mang dáng dấp khiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19. Biệt điện số 2 được xây dựng ởđộ cao 1.539m trông xuống hồ Xuân Hương chịu ảnh hưởng của trào lưu cách tân kiến trúc châu Âu những năm 1920-1930. Biệt điện số 3 là dinh của Hoàng đế Bảo Đại trước đây là một công trình đồ sộ, không gian trong và ngoài hòa lẫn vào nhau, tạo thêm uy nghi, bề thế. Kiến trúc biệt thự Đà Lạt chủ yếu chịu ảnh hưởng của các phong cách nước Pháp.

- Kiến trúc vùng Normandie phía tây bắc nước Pháp - Kiến trúc vùng Bretagne phía tây nước Pháp.

- Kiến trúc vùng Pays Basque phía tây nam nước Pháp. - Kiến trúc vùng Savoie phía đông nam nước Pháp.

Đà Lạt có 2 công trình kiến trúc được xếp hạng là kiến trúc quốc gia là ga xe lửa Đà Lạt và trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Cả thành phố mang đậm kiến trúc châu Âu, là di sản kiến trúc độc đáo của Việt Nam.

Văn hóa kiến trúc Tây Nguyên là tài nguyên du lịch phong phú hình thành các tuyến, điểm du lịch hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)