Giải pháp phát triển đồng bộ cơ sở hạt ầng 148 

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 161 - 163)

- Các tỉnh Tây Nguyên cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có quy hoạch du lịch của các địa phương; cụ thể hoá thành các chương trình, dự án, kế hoạch đầu tư, phương thức huy động vốn, sắp xếp thứ tự ưu tiên làm căn cứ cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, nhằm phát huy lợi thế của Tây Nguyên.

- Nhà nước cần đẩy nhanh đầu tư mạng lưới giao thông đường bộ, trong đó chú trọng các quốc lộ 14, quốc lộ 20, quốc lộ 27, quốc lộ 28, quốc lộ 51, quốc lộ 19, là tuyến giao thông có ý nghĩa kinh tế với quốc phòng, an ninh và toàn vùng, lấy đường Hồ Chí Minh làm trục chính phát triển các đường ngang, đường hành lang Đông Tây để nối các vùng xung quanh với các trung tâm kinh tế lớn Thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ… Trong đó, đường cao tốc Dầu Dây – Đà Lạt đã được Chính phủđồng ý đưa vào danh mục đầu tư với số vốn 1 tỉ USD.

- Nâng cao lĩnh vực vận chuyển đường không của các sân bay Liên Khương Đà Lạt, sân bay Buôn Ma Thuột, sân bay Pleiku và một số sân bay nhỏ khác nhằm

tăng tần suất bay nội địa, quốc tế và vận chuyển hàng hoá; tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và du lịch phát triển. Dự báo từ năm 2015, ba sân bay của Tây Nguyên đủ năng lực và điều kiện vận chuyển các chuyến bay quốc tế tới các ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc… khai thác mạnh thị trường khách ở khu vực này.

- Tập trung đầu tư các dự án thuỷ điện đã có trong quy hoạch, kết hợp các công trình thuỷ lợi để cấp nước sản xuất và sinh hoạt. Đầu tư nâng cấp các nhà máy nước sản xuất phục vụ cho các đô thị và khu du lịch.

- Nâng cao nguồn lực hệ thống bưu chính, viễn thông toàn vùng, tiếp tục phát triển điện thoại buôn hàng, điểm du lịch; phủ sóng cho khu dân cư, tăng cường điểm bưu điện, văn hoá cho vùng sâu vùng xa, vùng có nhiều khó khăn.

- Hiện đại hoá hệ thống ngân hàng, tín dụng trên toàn vùng với những cơ sở hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin phục vụ cho các hoạt động ngân hàng. Kết nối thanh toán giữa ngân hàng với các tuyến, điểm, khu du lịch một cách thuận tiện, hoàn thiện dịch vụ yểm trợ cho khách du lịch.

- Rà soát hệ thống đào tạo trên địa bàn, đảm bảo thống nhất của hệ thống giáo dục quốc dân; Nhà nước cần đầu tư mạnh cho hai trường Đại học công lập lớn của vùng là Đại học Tây Nguyên và Đại học Đà Lạt, giữ vai trò đào tạo nguồn nhân lực cho toàn vùng. Quy hoạch và đầu tư cho các trường Cao Đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn.

- Đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở khám, chữa bệnh, Tây Nguyên cần có những bệnh viện hiện đại, chất lượng cao để chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, giảm tải cho các bệnh viện tuyến cuối của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh. Cần ưu tiên các trang thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ y tế giỏi cho Tây Nguyên; tiến tới cần thành lập trường Đại học y Tây Nguyên để đào tạo bác sĩ là người dân tộc thiểu số phục vụ cho toàn vùng.

- Phát huy lợi thế vềđất đai, hệ sinh thái, khí hậu để nâng cao năng suất, chất lượng và cạnh tranh của nông sản hàng hoá, trên cơ sở dạng công nghệ cao, phát triển làng nghề, loại công nghiệp dịch vụ nông thôn, giữ vai trò hạt nhân của các

khu công nghiệp. Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu như Bờ Y, Lệ Thanh thành trung tâm liên kết trên hành lang Đông Tây trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.

- Đánh giá đúng tầm quan trọng của cơ sở vật chất cho du lịch, quy hoạch phát triển các cơ sở lưu trú, tuyến điểm du lịch. Tây Nguyên cần phải đánh giá lại chính sách ưu đãi đầu tư vào du lịch. Trong đó, rà soát lại các chính sách về thuế, giao đất, giao rừng, những ưu đãi khi đầu tư vào du lịch sinh thái, khu, điểm vui chơi giải trí.

Định hướng đầu tư phát triển vào du lịch cao cấp, ưu tiên xây dựng các cơ sở lưu trú đạt 3 sao trở lên; kiên quyết thu hồi các dự án cấp phép đã lâu không hoạt động; hạn chế chuyển nhượng dự án với mục đích kiếm lời. Coi trọng khâu thẩm định năng lực của các doanh nghiệp khi nhận dự án.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 161 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)